U nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)

(4.48) - 52 đánh giá

Tìm hiểu chung

U nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là bệnh gì?

U nhầy nhĩ, hay còn gọi là u nhầy nhĩ trái, là khối u lành tính xuất hiện ở màng trong của tim. 90% các u nhầy nhĩ xuất hiện tại tâm nhĩ trái và trên vách liên nhĩ (phần vách ngăn 2 phần của quả tim).

Những ai thường bị u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Theo nghiên cứu, các khối u được phát hiện ở người có độ tuổi trung bình là 56 tuổi. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với đàn ông. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là gì?

Các triệu chứng chính của u nhầy nhĩ trái bao gồm:

  • Khó thở khi hoạt động quá nhiều;
  • Đầu lâng lâng;
  • Chóng mặt;
  • Đau thắt ngực;
  • Đánh trống ngực;
  • Phù chân;
  • Nhức mỏi cơ;
  • Ngất xỉu;
  • Sốt;
  • Sụt cân.

Nếu tụ máu trong khối u bị vỡ ra và di chuyển lên não, bạn có thể bị đột quỵ. Nếu khối máu di chuyển đến phổi sẽ gây ra triệu chứng khó thở, thậm chí không thở được. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể khiến da xanh tím, móng tay hình khum và ho ra máu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị khó thở khi hoạt động quá sức, khi ngồi dậy, bị phù chân hoặc có triệu chứng đánh trống ngực.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là gì?

Có đến 90% trường hợp mắc u nhầy nhĩ mà không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Khoảng 10% bệnh nhân mắc u nhầy nhĩ được cho là do di truyền. Thông thường, u nhầy nhĩ do di truyền thường xảy ra ở bệnh nhân trong độ tuổi khoảng 25.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc u nhầy nhĩ, bao gồm:

  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc u nhầy nhĩ cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: độ tuổi trung bình mắc bệnh là 56 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng điều trị u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Cách điều trị u nhầy nhĩ trái phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thông thường sau khi chẩn đoán có khối u, phẫu thuật nên được tiến hành ngay bởi vì khối u chưa được chữa trị có thể khiến tắc nghẽn máu tại tim và khiến người bệnh có thể đột tử bất cứ lúc nào. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý một số biến chứng như: cảm giác đau, nhiễm trùng, loạn nhịp tim, và đột tử.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Bác sĩ dựa vào bệnh sử và kết quả khám lâm sàng để chẩn đoán. Một trong những xét nghiệm tốt nhất để xác định u nhầy nhĩ là siêu âm tim. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt này sử dụng sóng âm thanh để chụp hình dáng của tim và dòng máu chảy bên trong tim. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u nhầy nhĩ trái:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa bác sĩ kê cho bạn.

Phẫu thuật có tỉ lệ thành công đến 95%. Dù vậy, 10% số các khối u nhầy nhĩ xuất hiện do di truyền có thể tái phát trong vòng 6 năm đầu sau phẫu thuật. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cúm gia cầm

(40)
Tìm hiểu chungBệnh cúm gia cầm là gì?Cúm gia cầm là bệnh nhiễm virus ở các loài chim. Tuy nhiên, virus gây bệnh này có thể đột biến, lây truyền sang người và ... [xem thêm]

Xuất huyết dưới nhện

(59)
Định nghĩaXuất huyết dưới nhện là bệnh gì?Xuất huyết dưới khoang nhện hay còn gọi là xuất huyết dưới nhện. Đây là sự chảy máu đột ngột vào khoang ... [xem thêm]

Hội chứng miệng bỏng rát

(23)
Cảm giác bị rát lưỡi, miệng hoặc thậm chí là mất vị giác lâu ngày do hội chứng miệng bỏng rát thường không nguy hiểm nhưng lại vô cùng khó chịu, ảnh ... [xem thêm]

Tràn dịch màng phổi

(33)
Bệnh tràn dịch màng phổi là một tình trạng phổ biến nhưng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy dịch tràn màng phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không? ... [xem thêm]

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

(42)
Tìm hiểu chungRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất ... [xem thêm]

Ngộ độc rượu

(77)
Tìm hiểu chungNgộ độc rượu là tình trạng gì?Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn uống một lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ... [xem thêm]

Dày sừng ánh sáng

(70)
Dày sừng ánh sáng là tình trạng lớp ngoài cùng của da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, hình thành nên những mảng da dày lên, thô ráp. Chúng có thể xuất ... [xem thêm]

Hội chứng Catatonia

(39)
Tìm hiểu chung về hội chứng CatatoniaHội chứng Catatonia là gì?Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN