7 tác hại của việc không ăn sáng ở trẻ em

(4.17) - 90 đánh giá

Thói quen không ăn sáng có thể khiến con bạn gặp các vấn đề về sức khỏe, tinh thần như: tình trạng trao đổi chất giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng nguy cơ béo phì, thiếu tập trung, thiếu năng lượng và hôi miệng… Để ngăn chặn những tác hại của việc không ăn sáng, hãy đảm bảo rằng con bạn được ăn những bữa sáng với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Chắc hẳn ai cũng biết bữa sáng rất quan trọng với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bạn quá bận rộn không có thời gian chăm chút bữa ăn cho con hay bé thức dậy muộn vào buổi sáng, lười ăn nên thường bỏ bữa sáng hay chỉ ăn qua loa cho có. Thói quen không ăn sáng đồng nghĩa với việc bé bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, khiến cơ thể trải qua ít nhất khoảng từ 10 – 12 giờ mà không có thức ăn, gây thiếu hụt năng lượng. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về các tác hại mà trẻ có thể gặp phải khi không ăn sáng đầy đủ trong thời gian dài.

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ

Để sự tăng trưởng của trẻ diễn ra đúng cách, điều quan trọng nhất là trẻ phải được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiếu yếu thông qua những bữa ăn có đa dạng các loại thực phẩm và một chế độ vận động hợp lý. Với nhiều trẻ, thói quen bỏ bữa ăn sáng sẽ khiến các con đối mặt với nguy cơ thiếu dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tập trung và học hỏi.

Bữa sáng của trẻ nên có đầy đủ các thành phần: tinh bột, chất đạm, chất xơ cùng với sữa. Nếu quá vội, bạn có thể cho bé ăn bánh mì sandwich kẹp chả, dưa leo, uống thêm 1 hũ sữa hoặc ăn một hũ sữa chua hay ly nước trái cây… Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể hầm sẵn nồi nước lèo với thịt xương, rau củ để nấu cho bé bữa ăn sáng với bún, nui, phở, hủ tiếu, bánh canh… Điều này giúp bé có đủ năng lượng trước khi đến trường để bé có thể tập trung vào việc học và chơi một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc ăn sáng ở nhà còn đảm bảo vệ sinh, tránh cho bé không mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Nếu muốn tìm hiểu các trò chơi vận động cho bé và lợi ích mà các trò chơi vận động đem lại, bạn hãy tham khảo bài viết Trò chơi vận động ngoài trời cho bé: Đã đến lúc để con thoát khỏi vùng an toàn

7 tác hại của việc không ăn sáng

1. Quá trình chuyển hóa giảm

Sự trao đổi chất ở trẻ em thường diễn ra cao hơn so với người lớn. Điều này giải thích tại sao trẻ cần ăn các thực phẩm bổ dưỡng để hỗ trợ quá trình tăng trưởng. Nếu trẻ ăn đủ bữa và được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, quá trình trao đổi chất cho phép cơ thể đốt cháy calo để giúp trẻ phát triển nhanh chóng.

Thói quen bỏ bữa sáng đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng trong gần mười hai giờ. Lúc này, để tiết kiệm năng lượng tiêu hao cho các hoạt động vui chơi và học tập, cơ thể trẻ sẽ điều chỉnh tốc độ trao đổi chất chậm lại. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tuyến tụy đảm nhiệm việc sản xuất insulin giúp tiêu hóa lượng đường có từ thức ăn mà chúng ta ăn vào. Thói quen bỏ bữa sẽ dẫn đến sự bất thường về lượng đường trong máu có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Thiếu tập trung

Một tác hại của việc không ăn sáng khác là não bị thiếu dưỡng chất. Cũng giống như các cơ quan khác, não cần có năng lượng để có thể hoạt động đúng cách và việc trẻ ăn đủ bữa với đầy đủ dưỡng chất chính là nguồn cung cấp năng lượng cho não.

Thói quen bỏ bữa ăn sáng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng tiếp thu của trẻ. Điều này có thể lý giải tại sao kết quả học tập của trẻ sút kém hoặc thua các trẻ khác.

4. Tâm trạng bất thường

Bạn nhận được phản ánh về sự khó chịu, tính hay giận dữ hoặc có các phản ứng bất thường của trẻ từ giáo viên, người thân, trẻ cùng xóm? Đó có thể là một tác hại của việc không ăn sáng mà con bạn đang gặp phải. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm cho trẻ quen dần với cơn đói cấp tính, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến tâm trạng trẻ. Điều này giải thích tại sao trẻ có thể khó chịu, dễ nổi giận hay có các phản ứng bất thường với bạn bè và người khác.

5. Thiếu năng lượng

Trẻ em rất hiếu động, luôn chạy nhảy chơi đùa cả ngày mà dường như không hề có chút mệt mỏi. Nhưng nếu con bạn thường xuyên bỏ bữa ăn sáng, bé sẽ tỏ ra ủ rũ, thờ ơ hoặc rất uể oải khi phải tham gia các hoạt động vui chơi.

Bữa ăn sáng với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu đóng góp 25% năng lượng cả ngày của trẻ. Do đó, việc bỏ bữa ăn sáng trong thời gian dài vô tình khiến trẻ mất đi nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể.

6. Tăng nguy cơ béo phì

Một trong những tác hại của việc không ăn sáng là có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn song thực tế là bỏ bữa sáng làm gia tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ có xu hướng ăn lượng thức ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể ở các bữa ăn sau đó và các bữa ăn vặt.

Ăn sáng đúng giờ và đầy đủ giúp hình thành thói quen ăn uống kỷ luật và lành mạnh, một thói quen rất tốt cho cơ thể. Do đó, việc trẻ được ăn sáng đầy đủ dưỡng chất với những bữa ăn phong phú có thể giúp ngăn chặn mọi cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn quá mức cơ thể cần. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề trẻ béo phì qua bài viết Những gì bố mẹ nên biết về bệnh béo phì ở trẻ em để cập nhật thêm những thông tin hữu ích.

7. Hôi miệng

Một tác hại của việc không ăn sáng phải kể đến nữa là tình trạng hôi miệng. Hoạt động ăn uống kích thích lượng nước bọt được sản xuất ra nhiều hơn, giúp làm sạch các vi khuẩn khu trú bên trong khoang miệng. Thói quen bỏ bữa ăn sáng khiến sự bài tiết này không diễn ra nên dù trẻ có đánh răng thì trong khoang miệng của trẻ vẫn tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định. Điều này làm gia tăng nguy cơ gây hôi miệng ở trẻ.

Nếu con bạn bị hôi miệng mà chưa xác định được nguyên nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết 9 nguyên nhân khiến hơi thở của bé nặng mùi.

Để tránh các tác hại của việc không ăn sáng, hãy đảm bảo rằng con bạn luôn được ăn sáng đầy đủ, cân bằng dưỡng chất trước khi bắt đầu một ngày mới với các hoạt động học tập, vui chơi ở trường.

Lan Quan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 bài tập thở giúp bạn ngủ ngon hơn

(26)
Những bài tập thở không chỉ có tác dụng giải tỏa stress mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nếu không muốn dùng thuốc an ... [xem thêm]

Thuốc chống thải ghép, bạn đã biết tác dụng phụ của chúng?

(47)
Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc chống thải ghép cũng có tác dụng phụ. Tùy theo thể trạng mà mỗi người có khả năng phản ứng với thuốc hoàn ... [xem thêm]

10 cách tập cho con sống lành mạnh hơn

(99)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Quản lý những thay đổi về da và móng trong hóa trị liệu

(51)
Trong quá trình thực hiện hóa trị liệu, bạn sẽ thấy những thay đổi về da và móng. Những thay đổi đó là gì? Nó có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của ... [xem thêm]

Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

(84)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là do chính bạn

(99)
Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là trăn trở của nhiều người với nỗi lo sợ rằng chứng bệnh này sẽ lấy đi sinh mạng của mình…Viêm phổi là bệnh ... [xem thêm]

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng chống mụn cóc

(67)
Mụn cóc thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay và cần được điều trị dứt điểm nhằm ngăn ngừa mụn lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn 9 lợi ích không ngờ của cây mía

(86)
Cây mía – một loại thực vật có 36 giống khác nhau – là loài cây không hề chứa chất béo và hoàn toàn giàu các chất dinh dưỡng 100% thiên nhiên rất tốt cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN