Sốt chikungunya

(4.02) - 77 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sốt chikungunya là bệnh gì?

Chikungunya là virus lây truyền bởi muỗi. Bệnh nhân nhiễm bệnh thường bắt đầu sốt đột ngột và đau khớp nặng.

Virus Chikungunya lần đầu tiên xuất hiện trong đợt dịch năm 1952 tại Tanzania. Virus này có chứa axit ribonucleic (RNA), thuộc chi alphavirus của họ togaviridae.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt chikungunya là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt chikungunya là:

  • Sốt;
  • Đau khớp;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Phát ban.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện khoảng từ 4 đến 8 ngày sau vết cắn từ muỗi nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giống với bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika và bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm ở những nơi phổ biến hai loại bệnh này.

Sốt Chikungunya không gây tử vong, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể chuyển sang mạn tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình nghi ngờ mắc bệnh sốt chikungunya, đặc biệt nếu bạn vừa mới đi du lịch tới khu vực hoặc nơi đang bùng phát dịch.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt chikungunya?

Bệnh do virus chikungunya gây ra. Các virus này có thể lây truyền qua vết cắn của muỗi hoặc giữa người với người.

Virus chikungunya hiếm khi lây từ mẹ sang bé trong thời gian thai kì và cho con bú.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh sốt chikungunya?

Chikugunya xuất hiện ở hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là ở trẻ em. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh sốt chikungunya?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là bạn sống ở các nước nhiệt đới, khu vực có vệ sinh kém hay vừa trở về từ vùng dịch. Nếu bạn lớn tuổi hoặc có bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sốt chikungunga?

Các triệu chứng của sốt chikungunga rất giống với sốt xuất huyết và Zika, do đó bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán chính xác bệnh bằng khám lâm sàng. Để xác định bạn có nhiễm virus chikungunya hay không, bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt chikungunga?

Không có thuốc phòng ngừa hoặc chữa bệnh do virus chikungunya gây ra. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng sốt. Nếu bị sốt chikungunya, các bác sĩ thường yêu cầu bạn phải thường xuyên nghỉ ngơi, uống thêm nước và không để muỗi đốt.

Để giảm đau và hạ sốt, bác sĩ chỉ định bạn dùng acetaminophen hoặc paracetamol. Bạn không được dùng thuốc khác nếu bác sĩ không cho phép, đặc biệt là thuốc aspirin và các thuốc chống viêm không steroid.

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính, hãy báo cho bác sĩ biết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế và phòng ngừa sốt chikungunya?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sốt chikungunya nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng máy lạnh hoặc đóng cửa/cửa sổ để muỗi không thể vào nhà;
  • Dọn dẹp các bãi nước đọng để muỗi không sinh sản;
  • Mặc áo dài tay và quần dài;
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau thần kinh tọa

(12)
Dây thần kinh tọa bắt đầu từ cuối cột sống, chạy qua hông và mông sau đó phân nhánh ở mỗi bên chân, đi đến tận các ngón chân. Đây là dây thần kinh dài ... [xem thêm]

Ốm nghén

(61)
Ốm nghén là 1 phần không thể thiếu không quá trình mang thai của nhiều thai phụ. Nếu biết được những mẹo sau, bạn có thể kiểm soát những cơn buồn nôn ... [xem thêm]

Thoái hóa điểm vàng AMD

(58)
Tìm hiểu chungThoái hóa điểm vàng AMD là bệnh gì?Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm (AMD), là một bệnh rối loạn về mắt gây ảnh ... [xem thêm]

Hội chứng Marfan

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng Marfan là gì?Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – các sợi hỗ trợ, kết nối cơ quan và các ... [xem thêm]

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

(43)
Định nghĩaXuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay còn gọi là xuất ... [xem thêm]

Ung thư âm đạo

(14)
Tìm hiểu chungUng thư âm đạo là gì?Âm đạo là một ống cơ nối liền giữa tử cung và âm hộ. Ung thư âm đạo là tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong ... [xem thêm]

Hạ thân nhiệt

(38)
Tình trạng lượng nhiệt mất đi nhiều hơn lượng nhiệt được cơ thể sinh ra gọi là hạ thân nhiệt. Thân nhiệt thấp hơn 35°C có thể gây đe dọa đến tính ... [xem thêm]

Thai trứng (Chửa trứng)

(53)
Tìm hiểu chungThai trứng (Chửa trứng) là gì?Thai trứng (chửa trứng) là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân của thai trứng là do trứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN