8 triệu chứng nghiêm trọng của bệnh sán dây ở trẻ nhỏ

(4.26) - 64 đánh giá

Sán dây là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Và nó là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ còi cọc, chậm lớn và hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về bệnh sán dây ở trẻ nhé.

Sán dây là những loài sống ký sinh trên một vật chủ sống, chúng thường có nhiều trong dạ dày động vật. Nhiễm sán dây có thể là do trẻ ăn phải những loại thịt chưa được nấu chín kỹ.

Các loại sán dây

Sán dây lợn: Trứng ấu trùng sán dây lợn nở trong thành ruột. Sau đó, những ấu trùng này xâm nhập vào máu thông qua đường ruột. Với sự trợ giúp của dòng máu, ấu trùng sẽ di chuyển đến các phần khác của cơ thể như não, mắt, nơi chúng phát triển thành sán trưởng thành. Bệnh này còn được gọi là bệnh lợn gạo.

Sán cá chủ yếu sống trong ruột. Nhiễm sán dây cá có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu. Thiếu máu sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Nếu bị nặng, trẻ có thể cảm thấy tê liệt. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm sán dây

Nguyên nhân chính khiến bé bị nhiễm sán dây là:

• Thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm

Nước uống hoặc thực phẩm bị nhiễm ấu trùng sán dây. Thịt bò, thịt heo chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ xâm nhập và bắt đầu phát triển trong ruột, nơi chúng phát triển thành sán dây trưởng thành.

• Môi trường thiếu vệ sinh

Ấu trùng sán dây phát triển mạnh ở những nơi thiếu vệ sinh. Các loại rác thải không được làm sạch sẽ là môi trường tốt để sán dây phát triển.

• Thói quen giữ vệ sinh cá nhân kém

Nếu trẻ không rửa tay sau khi đi vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm sán dây. Vì vậy, dạy trẻ các thói quen vệ sinh cá nhân để trẻ có được sức khỏe tốt.

Các triệu chứng nhiễm sán dây ở trẻ nhỏ

Một số triệu chứng phổ biến, dễ phát hiện khi trẻ bị nhiễm sán dây:

• Sút cân

Khi sán dây tăng trưởng, nó sẽ bắt đầu hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Nếu ký sinh trùng hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng từ cơ thế bé, bé sẽ bắt đầu sút cân và mệt mỏi.

• Buồn nôn và nôn mửa

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm ấu trùng sán dây. Khi ấu trùng trưởng thành, cảm giác buồn nôn sẽ phát triển mạnh hơn và sau đó là nôn.

• Đau bụng

Đa số các trường hợp trẻ sẽ hay than rằng trẻ bị đau bụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do sán dây bám vào các thành ruột và ảnh hưởng đến khu vực này. Ngoài ra, sán dây cũng có thể được đào thải ra ngoài thông qua phân.

Một số triệu chứng khác:

• Quá đói
• Ăn không ngon
• Đau dạ dày
• Tiêu chảy
• Đầy hơi

Cách ngăn ngừa sán dây

Hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa sán dây:

• Nấu chín thịt và cá
• Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
• Uống nước đã đun sôi
• Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Điều trị nhiễm trùng sán dây ở trẻ nhỏ

Nếu bạn nhìn thấy giun trong phân của trẻ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Nếu không điều trị sớm, ấu trùng sán dây sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Một liều thuốc chống ký sinh trùng là đủ để điều trị bệnh sán dây ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sán ở các vị trí đặc biệt như não, phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho trẻ chụp MRI hoặc CT.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách mua và bảo quản xoài hay chưa?

(97)
Xoài là loại trái cây tốt cho sức khỏe với nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau như kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa ung thư, giúp tim khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu ... [xem thêm]

Khỏe mạnh hơn nhờ ăn chay theo Hồi giáo

(40)
Có cách nào để con khi ăn chay vẫn hấp thụ đầy đủ lượng dưỡng chất? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác ... [xem thêm]

Bí quyết nuôi dạy trẻ của 6 nhà giáo dục vĩ đại

(79)
Phương pháp giáo dục Montessori tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đem lại cho trẻ cơ hội được tự phát triển một ... [xem thêm]

10 thói quen vệ sinh tốt cho trẻ tuổi teen

(62)
Vệ sinh cá nhân là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người đối với chính cơ thể mình. Với trẻ tuổi teen, việc thực hiện trách nhiệm và bổn phận này ... [xem thêm]

Dạy trẻ tự đi vệ sinh: mẹ nên làm thế nào?

(58)
Để việc tập đi vệ sinh đúng cách thành công, con bạn phải sẵn sàng, tự nguyện và có khả năng. Nếu bé vẫn còn kháng cự mạnh mẽ, có lẽ bé vẫn chưa ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của sốc phản vệ do dị ứng lên cơ thể

(74)
Bạn có thể có phản ứng với một số loại thức ăn hoặc có dị ứng nhẹ với một chất gì đó bạn tiếp xúc, nhưng điều đó không nghiêm trọng so với ... [xem thêm]

9 ảnh hưởng của sự cô đơn mà bạn có thể tránh xa

(69)
Ảnh hưởng của sự cô đơn không chỉ khiến tâm trạng u ám mà còn gây hại cho sức khỏe thể chất. Liệu bạn có thể tránh xa các ảnh hưởng tiêu cực của ... [xem thêm]

Tiến sĩ Nhật Bản Eri Katagiri: “Tiêm chất độn cằm là cả một nghệ thuật”

(49)
Cằm hai ngấn (cằm nọng) hay đi đôi với những rối loạn về hô hấp khi ngủ do các vách quanh họng bị giãn ra và làm hẹp đường thở bởi áp lực từ phần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN