“Diệt giặc” mụn đầu đen triệt để

(4.19) - 32 đánh giá

Hầu như ai cũng từng bị mụn đầu đen ít nhất 1 lần trong đời. Mụn đầu đen rất dễ trị nhưng cũng lại rất dễ tái phát. Bạn đã biết cách điều trị mụn đầu đen triệt để chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mụn đầu đen là những mụn nhỏ xuất hiện trên da do lỗ nang lông bị tắc. Sở dĩ gọi chúng là “mụn đầu đen” vì bề mặt loại mụn này có màu đen. Chúng là một loại dạng nhẹ của mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ, tay và vai. Mụn ảnh hưởng tới 40–50 triệu người Mỹ và là chứng rối loạn da phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, theo Viện Da liễu Mỹ (American Academy of Dermatology – AAD).

Mụn đầu đen dễ trị nhưng cũng dễ tái phát

Nguyên nhân nào gây ra mụn đầu đen?

Mỗi nang lông có chứa một sợi lông và một tuyến sản xuất dầu, được gọi là tuyến bã nhờn, giúp giữ cho làn da mềm mại. Các tế bào da chết và các loại dầu tích tụ trong nang lông khi bị tắc lại sẽ tạo thành mụn. Nếu vùng da trên vết tổn thương gây mụn vẫn còn đóng, chưa mở ra ngoài không khí, thì được gọi là mụn đầu trắng. Còn nếu da trên tổn thương mụn mở ra, tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa khiến nó có màu đen sẽ tạo thành mụn đầu đen.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá và mụn đầu đen bao gồm:

  • Da tiết ra quá nhiều chất dầu
  • Các vi khuẩn P.acnes (Propionibacterium acnes) tích tụ trên da
  • Kích ứng trong nang lông khi các tế bào da chết không được làm sạch thường xuyên
  • Thay đổi nội tiết tố làm tăng tiết bã nhờn ở tuổi dậy thì, trong khi hành kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticoid, lithium hoặc androgen.

Một số người nghĩ thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mụn trứng cá. Thực tế, các sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm như carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu gây kích thích nổi mụn nhưng có nhiều bằng chứng khoa học để chứng minh mối liên hệ này.

Mụn đầu đen gồm những triệu chứng nào?

Mụn đầu đen rất dễ phát hiện trên da vì nó có màu đen. Mụn sẽ hơi nhô lên một chút, nhưng không gây đau đớn do không bị sưng viêm như mụn trứng cá viêm – hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ nang lông bị tắc nghẽn, gây tấy đỏ và viêm.

Làm thế nào để điều trị mụn đầu đen?

Thường khi bị mụn, bạn sẽ nặn ngay nhưng thực tế là không nên nặn mụn đầu đen. Thay vì cặm cụi nặn mụn ra, dễ gây chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương da và không ít đau đớn, bạn hãy thử những phương pháp sau để điều trị mụn đầu đen đúng cách:

Điều trị không kê toa

Nhiều loại thuốc trị mụn có sẵn tại các nhà thuốc và cửa hàng tạp hóa mà không cần toa bác sĩ. Các loại thuốc này có ở dạng kem, gel và miếng dán trực tiếp trên da. Chúng có chứa thành phần như axit salicylic, benzoyl peroxide và resorcinol, giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm lượng dầu dư thừa trên da, và làm sạch tế bào da chết.

Điều trị mụn đầu đen với thuốc theo toa

Nếu đang điều trị không theo toa và không có sự cải thiện tình trạng mụn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên sử dụng thuốc theo toa mạnh hơn. Thuốc có chứa vitamin A, như tretinoin, tazarotene và adapalene ngăn mụn hình thành trong các nang lông và thúc đẩy hồi phục tế bào da. Các loại thuốc này được thoa trực tiếp lên da của bạn.

Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc bôi phối hợp có chứa benzoyl peroxide và kháng sinh. Bên cạnh trị mụn đầu đen thì loại thuốc này cũng đặc biệt hữu ích khi bạn có mụn viêm nặng hoặc mụn dạng nang cục.

Điều trị bằng phương pháp hút mụn

Các bác sĩ da liễu sẽ sử dụng công cụ đặc biệt là một cái khung hình tròn để loại bỏ chất gây ra mụn đầu đen. Trị mụn bằng phương pháp này như sau: sau khi mở một lỗ trên mụn, bác sĩ sẽ dùng máy hút để hút phần nhân mụn phía bên trong ra.

Điều trị bằng phương pháp dùng công nghệ mài mòn da

Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ đặc biệt là một bề mặt gồ ghề để cọ xát lớp da trên cùng. Cọ xát da giúp loại bỏ tắc nghẽn gây ra mụn đầu đen.

Điều trị bằng phương pháp dùng mặt nạ hóa học

Mặt nạ hóa học cũng làm sạch tắc nghẽn và tế bào da chết gây ra mụn đầu đen. Đắp lên da một mặt nạ có thấm dung dịch hóa chất mạnh. Qua một thời gian, các lớp trên cùng của da bị bóc đi, để lộ làn da mịn hơn ở bên dưới. Đắp mặt nạ chứa các hoạt chất nhẹ không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, nếu bạn dùng loại có chứa hóa chất mạnh hơn nên cần được thực hiện bởi bác sĩ da liễu hoặc các chuyên gia chăm sóc da.

Điều trị bằng phương pháp dùng laser và trị liệu ánh sáng

Laser và liệu pháp ánh sáng sử dụng chùm tia sáng nhỏ cường độ cao để làm giảm sản xuất dầu và tiêu diệt vi khuẩn. Laser và chùm ánh sáng có thể đi tới lớp trong của da để điều trị mụn đầu đen và mụn trứng cá mà không làm hỏng các lớp trên cùng của da.

Bạn có thể phòng ngừa mụn đầu đen như thế nào?

Bạn có thể ngăn ngừa mụn đầu đen mà không tốn nhiều tiền bằng cách thử làm theo một số cách sau đây:

Thường xuyên rửa mặt

Rửa mặt sau khi bạn thức dậy và trước khi đi ngủ để loại bỏ dầu tích tụ gây ra mụn đầu đen. Tuy nhiên, rửa nhiều hơn 2 lần/ngày có thể gây kích ứng da và làm cho mụn nặng hơn. Bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để không làm da bị đỏ hoặc kích ứng.

Một số loại sữa rửa mặt có thành phần kháng khuẩn sẽ hỗ trợ giết vi khuẩn mụn P. Đừng quên gội đầu mỗi ngày, đặc biệt nếu da bạn thuộc loại da dầu. Dầu trên tóc có thể làm cho lỗ chân lông bị tắc. Bạn nên rửa mặt sau khi ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, như bánh pizza, vì dầu từ các loại thực phẩm này cũng sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Sử dụng sản phẩm không gây dầu

Bất kỳ sản phẩm có chứa dầu đều có thể gây ra mụn đầu đen. Vì vậy, bạn nên lưu ý chọn đồ trang điểm, nước rửa, và kem chống nắng không tạo dầu để tránh làm da bạn bị mụn nặng hơn.

Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết và mặt nạ loại bỏ tế bào da chết trên da mặt giúp làm giảm mụn đầu đen. Hãy tìm sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với làn da của bạn mà không gây kích ứng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vạch trần 7 nguyên nhân gây ngứa vùng kín phụ nữ

(51)
Ngứa vùng kín mang lại không ít phiền phức cho phụ nữ, hiểu được nguyên nhân gây ngứa có thể giúp chị em khắc phục được tình trạng rắc rối này.Ngứa ... [xem thêm]

9 sai lầm trong chăm sóc da mặt

(69)
Chẳng phải ngẫu nhiên mà hàng năm, số sản phẩm bán ra của các thương hiệu làm đẹp không ngừng tăng lên. Ấy là do nhu cầu sở hữu làn da đẹp là ước ... [xem thêm]

Chứng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch?

(94)
Không chỉ ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, nghiên cứu gần đây còn khẳng định rằng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch. Thực tế, ... [xem thêm]

Mách bạn 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà hữu ích

(13)
Bên cạnh những toa thuốc được kê đơn từ bác sĩ, bạn vẫn còn nhiều cách chữa cao huyết áp tại nhà đơn giản và hiệu quả để lựa chọn, chẳng hạn như ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và rượu bia: Ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?

(23)
Đối với nhiều người, một ly rượu, bia sẽ chẳng gây hại gì cả. Tuy nhiên, với những người đang mắc vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, đồ ... [xem thêm]

Tắc tia sữa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

(88)
Không ít mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa nhưng không biết cách xử lý kịp thời khiến bầu vú bị áp xe, viêm vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ... [xem thêm]

Thiếu DHA ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào?

(89)
Từ trước tới giờ, DHA vẫn luôn là một chất quan trọng dành cho trẻ nhỏ. Tại sao lại như vậy? Thông qua bài viết này, các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu phục hồi tổn thương gân và dây chằng

(53)
Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại phong độ bằng cách cải thiện vận động các khớp tổn thương, xóa tan cơn đau và giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN