9 câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh

(3.84) - 56 đánh giá

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy sử dụng thời gian khám bệnh một cách hữu ích nhất. Mỗi lần bạn đến gặp bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi dưới đây để tìm hiểu và tuân thủ tốt hơn việc điều trị bệnh tiểu đường.

  • Xét nghiệm HbA1C của tôi được thực hiện lần cuối khi nào?

  • HbA1C là xét nghiệm cho biết sự ổn định đường huyết của bạn trong 3 tháng trước khi làm xét nghiệm này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữ lượng đường ổn định giúp làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường. Do đó việc thực hiện thường xuyên xét nghiệm HbA1C được coi là chìa khóa để duy trì sức khỏe cho người bị bệnh tiểu đường (cả type 1 và type 2). Mục tiêu HbA1C là từ 7% trở xuống, nếu kết quả còn cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc để đạt mức HbA1C tốt hơn.

  • Kết quả xét nghiệm lipid của tôi lần chót là bao nhiêu?

  • Xét nghiệm lipid xác định mức độ mỡ trong máu của bạn, bao gồm cholesterol và triglycerides. Trong đó cholesterol có hai loại: HDL (loại cholesterol tốt bảo vệ chống lại bệnh tim) và LDL (loại xấu có thể gây hại cho tim). Mức LDL của bạn phải thấp hơn 100 mg/dL, và thậm chí dưới 70 mg/dL đối với những người có nguy cơ rất cao. Triglycerides (một chất béo khác) nên dưới 150 mg/dL. Hãy thảo luận với bác sĩ về mục tiêu bạn cần đạt về các xét nghiệm này.

  • Bao lâu tôi nên thử đường?

  • Số lần thử đường phụ thuộc vào loại thuốc hạ đường huyết bạn đang dùng. Nếu không dùng insulin, bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ nên xét nghiệm hai lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng insulin, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thử đường ít nhất bốn lần mỗi ngày. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về lịch theo dõi đường tùy theo tình hình sức khỏe và kết quả đường huyết của bạn.

  • Tôi nên ăn uống như thế nào?

  • Có một quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến rằng có một chế độ ăn kiêng mà tất cả những người bị bệnh tiểu đường nên tuân theo. Nhưng thực tế chế độ ăn kiêng của mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, bạn không phải loại bỏ tất cả đường khỏi chế độ ăn uống. Bạn nên hợp tác với bác sĩ để có một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp với mình.

  • Bàn chân của tôi trông như thế nào?

  • Bác sĩ nên kiểm tra bàn chân của bạn mỗi lần khám, bạn cũng nên kiểm tra bàn chân của chính mình hàng ngày xem có vết thương hay bất cứ điều gì khác thường không. Bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp vấn đề với tuần hoàn và/hoặc giảm cảm giác, cho nên mắt bạn phải chú ý phát hiện các bất thường mà đôi chân không cảm giác được.

    Xem thêm bài viết Điều trị tiểu đường: Niềm hi vọng từ miếng dán Insulin thông minh
  • Kết quả kiểm tra mắt lần chót với một bác sĩ nhãn khoa (có nhỏ thuốc giãn đồng tử) như thế nào?

  • Nếu bạn chưa khám mắt (có nhỏ thuốc giãn đồng tử) trong năm trước thì hãy đi khám ngay. Nếu đã khám rồi thì bạn cần biết kết quả thế nào. Vì tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc bệnh võng mạc, bạn cần biết để có kế hoạch chăm sóc mắt đúng cách.

  • Huyết áp của tôi là bao nhiêu?

  • Người tiểu đường cần giữ huyết áp dưới 130/80. Nếu huyết áp của bạn cao hơn có thể làm hỏng các mạch máu mắt của bạn, vốn đã có nguy cơ bị tổn thương do đường cao. Vì vậy, hãy thảo luận với bác sĩ để kiểm soát huyết áp của bạn.

  • Xét nghiệm microalbumin niệu lần chót của tôi là khi nào?

  • Xét nghiệm này giúp phát hiện đạm trong nước tiểu, tiểu đạm cho thấy bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về thận, nhất là khi không được điều trị. Xét nghiệm bình thường là dưới 30 mg. Nếu phát hiện bất thường và điều trị sớm, tổn thương thận có thể chậm lại. Ngoài xét nghiệm tìm microalbumin niệu, bạn nên hỏi về GFR (độ lọc cầu thận). Thảo luận với bác sĩ của bạn để giữ cho huyết áp và đường huyết ổn định là cách tốt nhất giữ cho thận khỏe mạnh. Luôn cảnh giác về chức năng của thận là điều cần thiết khi bạn bị tiểu đường.

  • Tôi muốn hỏi về…..

  • Cuối cùng, hãy hỏi những điều mà bạn quan tâm về bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào. Đừng ngại yêu cầu tư vấn chuyên gia khác nếu bạn muốn có nhiều thông tin hơn bác sĩ điều trị hiện tại.

    Tài liệu tham khảo

    https://www.joslin.org/info/9_questions_for_your_diabetes_care_team.html

    Biên dịch - Hiệu đính

    Ths.BS. Trần Thị Như Hoa
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

    (42)
    Bệnh đái tháo nhạt khi mang thai là một chứng rối loạn hiếm gặp và thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị bệnh đái tháo nhạt, bạn sẽ có ... [xem thêm]

    Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

    (96)
    Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

    Các thuật ngữ bệnh tiểu đường

    (63)
    Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng ... [xem thêm]

    Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

    (67)
    Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay ... [xem thêm]

    Mối liên quan giữa trầm cảm và tiểu đường?

    (45)
    Tiểu đường là một bệnh rất nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết đôi khi tạo ra áp lực trong cuộc sống. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ ... [xem thêm]

    Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường: Giữ bàn chân khỏe mạnh

    (31)
    Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đôi chân của tôi như thế nào? Quá nhiều glucose, còn gọi là đường, trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn ... [xem thêm]

    10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

    (77)
    Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

    Cường giáp

    (91)
    Tổng quan Cường giáp là gì? Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN