Bài 31- Tăng cân trong thai kỳ

(4.37) - 76 đánh giá

Khi có thai, dĩ nhiên là phải tăng cân rồi. Cân nặng là quan tâm hàng đầu của phụ nữ, và theo mình, quan tâm này là chính đáng. Câu chuyện cân nặng này cũng không phức tạp, nhưng mà giữa tiết trời khó chịu này, ăn uống khó, chắc hẳn bạn sẽ lo cho em bé trong bụng. Nên nhân một ngày không ăn được gì, mình viết cái này cho bạn.

Cân nặng ở đâu ra mà cứ tăng hoài trong thai kỳ?

Em bé mới sinh cân nặng trung bình khoảng 3000 – 3500g (tài liệu mình đọc là 7.5 pounds, đổi sang đơn vị kg là tầm 3.4kg, nhưng mà không bắt buộc phải như vậy mới bình thường). Một bà mẹ mang thai có thể tăng trung bình 11-16kg. Trọng lượng tăng thêm từ:

  • Em bé
  • Nước ối
  • Bánh nhau
  • Tử cung (to lên)
  • Máu (nhiều hơn bình thường)
  • Dưỡng chất mẹ tích luỹ thêm (kha khá mỡ dư thừa)
  • ….

Phải tăng bao nhiêu ký?

Câu trả lời là tuỳ mỗi người. Mức gia tăng cân nặng tuỳ thuộc vào cân nặng trước khi bạn có thai. Để dễ tính, mình dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) làm kim chỉ nam. Cách tính BMI mình đã ghi trong bài “Khám trước sinh”.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể sụt cân do nghén. Vì vậy, người ta chỉ khuyến cáo cân nặng gia tăng trong 6 tháng sau thôi.

Chỉ số BMI chia thành 4 nhóm: nhóm cân nặng lý tưởng (BMI 18.5 – 24.9); thiếu cân (BMI 25) và nhóm béo phì (BMI >30). Mỗi nhóm cân nặng có mức tăng cân khuyến cáo khác nhau.

  • Nhóm thiếu cân: cần tăng khoảng 13-18 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,45-0,6 kg – tức trung bình 500g/tuần.
  • Nhóm cân nặng bình thường: cần tăng 11-16 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,36 – 0,45 kg – tức trung bình 400g/tuần.
  • Nhóm dư cân: cần tăng 7 – 11 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,23 – 0,32 – tức trung bình 300g/tuần.
  • Nhóm béo phì: cần tăng 5 – 10 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,18 – 0,27 kg – tức trung bình 200g/tuần

Với mức tăng cân như vậy thì ăn uống như thế nào?

Hãy quên ngay chuyện ăn gấp đôi người bình thường nếu bạn thuộc nhóm cân nặng bình thường. Bạn chỉ cần ăn thêm 10% so với nhu cầu thường nhật (200-300 calories) thôi. Một chén ngũ cốc trái cây hoặc một cốc sữa ít béo hay một cái trứng luộc… là 300 calories đó, nên đừng quá căng thẳng xem mình phải ăn thêm bao nhiêu bữa ăn trong ngày. Nếu đa thai, bạn cứ cộng thêm 300 calories cho mỗi bé.

Chuyện ăn uống trong thai kỳ quan trọng, nhưng về mặt đa dạng và đầy đủ dưỡng chất chứ không phải số lượng và mức tăng trọng. Và thành thật xin lỗi các hãng sữa là dù không uống sữa (do thiếu men hay vấn đề gì đó…) cũng chẳng sao cả, thiếu gì cách bổ sung vitamin và khoáng chất.

Hy vọng hôm nay bạn vui vẻ với bữa ăn đơn giản của mình.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1283474635082451
  • Nguồn trích dẫn cân nặng khuyến cáo: Data from Institutes of medicine. Weight gain during pregnancy: reexaming the guidlines – 2009
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng

    (99)
    Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là dạng tránh thai phổ biến nhất trên thế giới. Thủ thuật triệt sản dành cho nữ ... [xem thêm]

    Triệu chứng sẩy thai

    (83)
    Triệu chứng sẩy thai thường gặp nhất là ra máu âm đạo Triệu chứng của sẩy thai rất đa dạng, có thể là vệt nhỏ hoặc dịch nâu đà hoặc ... [xem thêm]

    Lạc nội mạc tử cung

    (99)
    Lạc nội mạc tử cung là gì? Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó nội mạc tử cung (là lớp màng lót bên trong tử cung) lạc chỗ đến một vị trí khác ... [xem thêm]

    Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Tư thế và vận động

    (99)
    Tư thế và vận động Đứng thẳng và di chuyển trong khi sinh có thể giúp giảm đau và giúp em bé di chuyển xuống thấp trong đường âm đạo (ống sinh). Bạn ... [xem thêm]

    Xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh

    (38)
    Xét nghiệm di truyền trước sinh cung cấp bố mẹ thông tin liệu thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không Rối loạn di truyền là gì? Rối loạn di truyền xảy ... [xem thêm]

    Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

    (78)
    Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

    Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai

    (86)
    Thế nào là bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai? Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted ... [xem thêm]

    Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đốt điện, đốt lạnh trong điều trị lộ tuyến cổ tử cung

    (45)
    Câu hỏi Bác sĩ cho con hỏi, đốt điện và đốt lạnh có ưu nhược điểm như thế nào ạ. Con bị lộ tuyến. Trả lời Lộ tuyến: tức là các tuyến ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN