Bài 48 – Thai ngoài ý muốn

(4.39) - 67 đánh giá

Trên đời muôn vàn cái sự “lỡ…”
Trên đời muôn vàn việc ngoài ý muốn, nhất định bạn phải nghĩ đến “thai ngoài ý muốn” – vì lựa chọn và quyết định thật không hề dễ dàng.

Thai ngoài ý muốn, có thể vì chủ quan, vì sơ suất, vì không có kiến thức ngừa thai chuẩn xác, và nhiều khi cũng…chẳng biết vì sao (nhưng chắc chắn phải có nguyên nhân chứ). Đã gọi “ngoài ý muốn” nghĩa là hoàn toàn bất ngờ, chưa có sự chuẩn bị, chưa sẵn sàng. Và chỉ có 2 lựa chọn thôi, giữ thai hay bỏ thai.

Trước khi quyết định giữ thai hay không, tôi phải làm gì?

Chắc chắn là mình có thai: nếu thử que thử thai tại nhà, bạn cần đến cơ sở y tế để xác định thật sự có thai và tuổi thai. Việc này cực kỳ quan trọng, nhất là tuổi thai hiện tại.

Tôi cần xem xét những điều gì để ra quyết định?

  • Tuổi thai hiện tại.
  • Luật quy định hiện hành.
  • Sức khoẻ, cuộc sống, tài chính, công việc, tôn giáo, mục tiêu sắp đến…tất cả đều là yếu tố quan trọng.
  • Tìm một nơi yên tĩnh, suy nghĩ xem mình thật sự nghĩ gì, mong muốn điều gì với đứa trẻ trong bụng đang tồn tại. Có thể liệt kê những thuận lợi, khó khăn của mỗi quyết định; giải pháp cho những khó khăn đó theo các mức “tốt – tốt hơn – tốt nhất”.
  • Đứa trẻ bạn đang mang là con bạn, và bạn phải là người ra quyết định.
Xem thêm bài: "Cần làm gì khi có thai ngoài ý muốn" của Bác sĩ Tô Mai Xuân Hồng

Trong lúc suy nghĩ chờ quyết định, tôi cần làm gì?

  • Uống acid folic mỗi ngày, thêm viên đa sinh tố dành cho bà mẹ mang thai.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Đi khám thai trước rồi mọi việc tính sau.

Nếu tôi đang nghiêng về hướng giữ con

Bạn sẽ phải suy nghĩ mấy điều:

  • Chỗ ở cho hai mẹ con, nguồn thu nhập hiện tại.
  • Những thay đổi có thể khi sinh con (di chuyển đến đâu sống, gián đoạn công việc, chuyện học, những kế hoạch đang tiến hành).
  • Nếu đã có con, bạn hãy tính đến việc nuôi dưỡng thêm bé này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc và nuôi nấng (những) đứa trẻ hiện tại.
  • Ai sẽ là người chăm sóc trẻ? Ai có thể giúp bạn?

Nuôi một đứa trẻ, cần xác định sẽ rất nhiều tiền (thật đấy!). Tài chính là yếu tố rất quan trọng, quyết định cuộc sống của bạn và các con theo chiều hướng nào. Sắp xếp vừa làm việc, vừa nuôi dạy một đứa con đòi hỏi nhiều kiến thức + kỹ năng, và những điều này không tự nhiên mà có.

Nếu tôi nghiêng về hướng có thể không giữ con

  • Đến cơ sở Y tế đủ điều kiện để khám và tư vấn về các biện pháp chấm dứt thai kỳ. Bạn cần hỏi rõ: ưu nhược điểm của mỗi phương pháp; chi phí; thời gian thực hiện; những tai biến – biến chứng có thể; phải theo dõi như thế nào; các dấu hiệu nguy hiểm…
  • Tính mạng của bạn là điều quan trọng nhất, không thể vì bất kỳ lý do nào đó mà xem thường.
  • Những nguy cơ của các biện pháp có thai tuỳ thuộc tuổi thai, phương pháp thực hiện, kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện. Bỏ thai khi thai càng lớn, càng nhiều biến chứng.

Tất cả những điều ghi ở trên – bạn chỉ cần đọc cho biết, quan trọng hơn là tìm hiểu các biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, thích hợp với chính bạn. Phụ nữ sẽ khổ hơn nam giới khi “lỡ yêu” và “lỡ có thai”, chắc bạn cũng hiểu điều này.

Mình làm trong môi trường toàn bệnh nhân mong con, hiếm muộn nên ít khi phải tư vấn về bỏ thai. Nhưng thi thoảng cũng có người hỏi, và kết thúc câu chuyện, mình hay nói rằng “nếu chỉ có một lý do để giữ lại con, thì đó là lý do đẹp nhất”.

Bỏ qua yếu tố Tôn giáo, mình mong bạn hãy đọc bài này với suy nghĩ rộng mở, đồng cảm, và thương yêu. Đạo đức là điều chúng ta học, chứ không phải để dạy – nhất là khi chúng ta chưa rơi vào nghịch cảnh.

Tài liệu tham khảo

  • Pregnancy choices: raising the baby, adoption and abortion – ACOG
  • Making a decision about your unplanned pregnancy – American pregnancy association
  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1541499139279998
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 46 – Những điều cần biết khi thai quá ngày dự sanh

    (34)
    Trước khi đọc bài này, bạn cần tìm lại bài “Cách tính tuổi thai và ngày dự sanh” để đọc trước sẽ dễ hiểu hơn. Ngày dự sanh bác sĩ thông báo cho ... [xem thêm]

    Bài 48 – Thai ngoài ý muốn

    (67)
    Trên đời muôn vàn cái sự “lỡ…” Trên đời muôn vàn việc ngoài ý muốn, nhất định bạn phải nghĩ đến “thai ngoài ý muốn” – vì lựa chọn và quyết ... [xem thêm]

    Ngân hàng máu dây rốn

    (75)
    Máu dây rốn là gì? Máu dây rốn hay còn gọi là máu cuống rốn, được lấy từ dây rốn hoặc nhau thai của trẻ ngay sau khi được sinh ra. Máu dây rốn chứa ... [xem thêm]

    Bài 44 – Con gái tuổi teen của tôi có bầu

    (72)
    Chắc không bà mẹ nào muốn thốt lên câu này. Và thử nghĩ, một ngày nào đó, đứa con gái bé bỏng của bạn về nói câu “con có thai rồi”, bạn nghĩ mình ... [xem thêm]

    Nhiễm trùng đường niệu ở phụ nữ

    (29)
    Nhiễm trùng đường niệu xảy ra như thế nào? Hầu hết nhiễm trùng đường niệu bắt đầu ở đường niệu dưới (hay đường niệu thấp), bao gồm niệu đạo ... [xem thêm]

    Theo dõi nhịp tim thai trong quá trình sinh

    (98)
    Thế nào là theo dõi tim thai trong quá trình sinh? Theo dõi tim thai trong quá trình sinh là một biện pháp kiểm tra tình trạng của bé trong quá trình chuyển dạ và đẻ ... [xem thêm]

    Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai

    (86)
    Thế nào là bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai? Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted ... [xem thêm]

    Những điều cần biết về trẻ sinh non

    (36)
    Trẻ sinh non là trẻ sinh trước 37 tuần. Trẻ có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe, và cần nằm viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng. Hàng năm, tỷ lệ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN