Bạn biết gì về bệnh động mạch vành?

(3.6) - 29 đánh giá

Bệnh động mạch vành (CAD) có thể trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam và nữ giới. Đây cũng là một loại bệnh tim phổ biến.

Nếu bạn đang có những thắc mắc và muốn biết thêm nhiều thông tin về căn bệnh này, hãy cùng HelloBacsi đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại bệnh này nhé.

Bệnh động mạch vành (CAD) liên quan đến:

  • Bệnh tim;
  • Bệnh tim mạch vành;
  • Bệnh xơ vữa động mạch gây đột quỵ;
  • Hẹp động mạch;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành (CAD) là bệnh lý xuất hiện khi có một mảng bám phát triển bên trong động mạch vành – bộ phận cung cấp máu cho cơ tim. Sự phát triển của mảng bám này trong động mạch vành, hay gọi là xơ vữa động mạch tăng dần theo thời gian, qua nhiều năm. Cuối cùng, mảng bám có thể đông cứng hay vỡ ra. Mảng bám tích tụ này có thể thu hẹp động mạch vành hay giảm khả năng cung cấp oxy đầy đủ cho tim. Nếu mảng bám vỡ ra sẽ hình thành cục máu đông trên nó.

Ngoài ra, nếu cục máu đông quá lớn có thể ngăn hầu hết hoặc hoàn toàn lượng máu lưu thông qua động mạch. Theo thời gian, mảng bám bị vỡ có thể thu hẹp và gây xơ vữa động mạch.

Triệu chứng − biến chứng

Triệu chứng động mạch vành đầu tiên là chứng đau thắt. Triệu chứng này xuất hiện do lượng oxy cung cấp đến tim suy giảm hay bị cản trở hoàn toàn. Chứng đau thắt khiến ngực đau hay khó thở. Bạn có thể cảm thấy có áp lực đè nặng lên ngực. Cơn đau có thể lan tỏa đến vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng. Đôi khi chứng đau thắt sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây khó tiêu.

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim xuất hiện khi lượng máu chứa oxy cần thiết không chảy đến mô cơ tim nữa. Khi đó, mô cơ tim bắt đầu chết dần nếu lượng máu tích tụ vận chuyển đến cơ tim không còn nữa. Do đó, cơn nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe hay thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng trong những trường hợp khẩn cấp.

CAD có thể khiến cơ tim yếu dần, dẫn đến trường hợp bị suy tim và loạn nhịp tim. Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ lượng máu cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Loạn nhịp tim là tình trạng bất thường liên quan đến nhịp đập của tim.

Chẩn đoán

Bác sĩ chuyên khoa của bạn sẽ chẩn đoán bệnh động mạch vành dựa trên bệnh sử tim mạch của gia đình bạn, những yếu tố nguy hiểm gây CAD, bài kiểm tra thể chất và kết quả từ phòng thí nghiệm và những liệu pháp khám bệnh khác. Ngoài ra, không có cách kiểm tra duy nhất nào có thể phát hiện bệnh CAD. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ yêu cầu bạn thực hiện một hay nhiều bài kiểm tra sức khỏe sau nếu họ nghĩ bạn có thể mắc bệnh CAD:

  • EKG (Điện tâm đồ);
  • Siêu âm tim;
  • Test gắng sức;
  • Chụp X-quang ngực;
  • Thử nghiệm máu;
  • Kiểm tra động mạch vành và thông tim.

Nhìn chung, khả năng gặp bệnh CAD của bạn càng cao nếu những yếu tố nguy hiểm gây bệnh xuất hiện càng cao. Thay đổi lối sống, phương pháp y khoa có thể giúp bạn phòng chống hay chữa trị bệnh động mạch vành cũng như giảm thiểu những vấn đề liên quan đến tim khác. Hãy sống lành mạnh và tích cực chữa trị để có cuộc sống khỏe mạnh hơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bố mẹ hãy dành thời gian cho con để trẻ khỏe mạnh hơn

(92)
Cuộc sống hiện đại đồng nghĩa với nhu cầu về mọi thứ càng tăng lên và để đáp ứng nhu cầu đó con người càng phải lao động nhiều hơn. Ngoài thời ... [xem thêm]

23 công dụng Baking Soda và cách sử dụng

(79)
Hẳn đâu đó bạn đã từng nghe qua cái tên baking soda hay muối nở. Nguyên liệu này được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nấu nướng, vệ sinh ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ghi nhật ký thực phẩm

(20)
Các hướng dẫn Các thông tin bạn ghi lại trong nhật ký thực phẩm của bạn sẽ giúp bạn và bác sĩ gia đình của bạn thiết kế một chương trình ăn uống phù ... [xem thêm]

11 nguyên nhân khiến bạn bị đau dương vật

(12)
Cơn đau dương vật đôi khi do một số tổn thương vật lý nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như hẹp bao quy đầu hay viêm niệu đạo. Nếu không ... [xem thêm]

Bổ sung sắt cho con không cần thuốc

(31)
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ em. Tuy vậy, nhiều bố mẹ lại ít quan tâm đến nguy cơ thiếu máu ... [xem thêm]

Bà bầu ăn củ đậu trong thai kỳ mang lại những lợi ích nào?

(87)
Bà bầu ăn củ đậu thường xuyên sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, đây còn là giải pháp để dưỡng da căng mịn và kiểm soát cân nặng trong quá ... [xem thêm]

7 cách nuôi con khỏe mạnh thông minh mẹ nên biết

(46)
Mỗi đứa trẻ sinh ra không chỉ là tình yêu mà còn là ước mơ của cả ba mẹ. Đặc biệt, cách nuôi con khỏe mạnh từ thuở bé ảnh hưởng rất nhiều đến ... [xem thêm]

9 chức năng của protein quan trọng đối với cơ thể

(38)
Chức năng của protein là gì mà tại sao thành phần dinh dưỡng này luôn được khuyến cáo sử dụng trong các chế độ ăn uống lành mạnh?Protein được cấu tạo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN