Bạn biết gì về công dụng của nước muối sinh lý?

(4.41) - 78 đánh giá

Những công dụng của nước muối sinh lý đối với sức khỏe của con người khiến mọi người sử dụng nước muối sinh lý ngày càng nhiều.

Đặc biệt, khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì công dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Nước muối sinh lý có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bạn đã hiểu hết được những công dụng của nó chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu để biết cách áp dụng nhằm chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình mình nhé.

Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý có tên hóa học là natri clorid, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.

Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao, mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng không phải là thuốc chữa bệnh và an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Công dụng của nước muối sinh lý trong việc vệ sinh mắt, tai, mũi, họng và vòm miệng

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hàng ngày để nhỏ mắt, làm trôi bụi bẩn, mầm bệnh, ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ. Trong trường hợp này, tác dụng của nước muối sinh lý là làm cho mắt đỡ bị khô và rát do dùng máy tính, xem tivi nhiều.

Khi nhỏ vào tai, nước muối sinh lý dùng để làm sạch ráy tai do ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Chỉ cần 1–2 giọt nước muối sinh lý sẽ giúp làm mềm ráy tai trước khi bạn làm sạch, giúp tai đỡ bị ù và giảm thính lực.

Trước khi quyết định dùng các loại thuốc, bạn có thể làm sạch mũi và họng bằng cách súc rửa với nước muối sinh lý. Tác dụng của nước muối sinh lý lúc này lại giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.

Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng vệ sinh răng miệng, vòm họng, sát khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm họng.

Công dụng của nước muối sinh lý cũng được phát huy rất tốt trong điều trị nghẹt mũi. Tuy vậy, bạn chỉ dùng khi mũi có dấu hiệu tắc nghẹt, sụt sịt, nước mũi chảy nhiều, mũi có mủ xanh chứ không nên lạm dụng dùng hàng ngày. Nước muối sinh lý làm sạch mũi sẽ giúp nước mũi, mủ không chảy vào họng, phế quản gây viêm nhiễm.

Khi viêm răng miệng, viêm họng, đờm nhiều, miệng hôi, súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều.

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được chia theo hai loại:

  • Thứ nhất, nước muối sinh lý dùng làm thuốc, tức thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể, gọi tắt là dịch truyền (nước biển). Đây là thuốc được tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn, được bào chế trong điều kiện vô trùng hết sức nghiêm ngặt;
  • Thứ hai, nước muối sinh lý được bào chế làm thuốc dùng ngoài có các loại: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, súc miệng…

Bạn không nên tự ý pha nước muối và gọi đó là nước muối sinh lý nhằm làm thuốc để dùng, bởi vì tự pha có thể dùng nước không sạch và pha không đúng nồng độ.

Những công dụng của nước muối sinh lý ở trên ngày càng được công nhận bởi đa số người dùng. Bạn cũng nên mua cho mình một chai nước muối sinh lý để vệ sinh thân thể, răng miệng, bảo vệ cơ thể bạn và gia đình tránh khỏi những bụi bẩn gây tổn hại đến sức khỏe.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

(26)
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Đánh đòn con chưa bao giờ là cách dạy hay

(46)
Đánh đòn con có thể ảnh hưởng đến tinh thần thậm chí là thể chất của trẻ nhỏ. Thế nhưng, hiện vẫn còn nhiều bố mẹ nghĩ đây là cách dạy con hiệu ... [xem thêm]

Đối phó với áp lực đồng lứa

(24)
“Thôi nào! Tụi mình cúp môn toán đi. Ai mà muốn giải mấy bài toán đố đó chứ? Chúng ta sẽ đi chơi và ăn trưa thay vào đó. Đi nào!” Lời rủ rê từ đứa ... [xem thêm]

Những lợi ích của cá đối với sức khỏe của cả gia đình bạn

(32)
Cá là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa biết về những lợi ích của cá đối với sức khỏe gia ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở người lớn

(93)
Bệnh tay chân miệng ở người lớn là điều hoàn toàn có thể xảy nếu như hệ miễn dịch của bạn chưa đủ mạnh để chống lại virus gây hại.Có rất nhiều ... [xem thêm]

Chứng khó nuốt có nguy hiểm và cần chữa trị không?

(19)
Nuốt tưởng chừng như là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng có một số người vẫn gặp rắc rối với việc này đấy. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Bạn biết gì về số lượng tinh trùng?

(57)
Số lượng tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Đồng thời, số lượng tinh trùng còn cảnh báo về một số ... [xem thêm]

Các phương pháp trị bỏng hiệu quả

(26)
Bỏng là tình trạng khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của một người. Việc điều trị bỏng phụ thuộc vào loại và mức độ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN