Bạn cần làm gì khi con mắc bệnh nhược thị ở trẻ em?

(3.86) - 77 đánh giá

Bệnh nhược thị ở trẻ em khá phổ biến. Bố mẹ cần chú ý các dấu hiệu về bệnh này để đưa trẻ đi điều trị sớm, cơ hội khỏi bệnh sẽ cao hơn.

Nhược thị hay bệnh mắt lười (lazy eye) là tình trạng về mắt khi thị lực không phát triển bình thường. Bệnh thường xuất hiện ở một bên mắt và làm cản trở tầm nhìn của trẻ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn. Khi mắt không được điều trị, não bộ sẽ bỏ qua những hình ảnh mà mắt nhận được, dẫn đến tình trạng khuyết tật vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây nhược thị

1. Mắt lác (mắt lé): là tình trạng mắt không di chuyển vào cùng một hướng khi nhìn vào một vật. Tình trạng này là do não không bắt kịp hình ảnh mờ của mắt, dần dẫn đến thị giác gần như bị mất.

2. Loạn thị: Loạn thị có thể đi kèm với cận thị và viễn thị. Tật viễn thị hay cận thị đều có thể dẫn đến sự lệch tâm của mắt. Khi trẻ bị tật cận thị và viễn thị, não bộ sẽ bỏ qua những hình ảnh bị mờ dẫn đến nhược thị.

3. Sụp mí: Các vấn đề về biến dạng như giải phẫu và dị dạng cấu trúc mắt có thể dẫn đến nhược thị. Nếu một trong hai mắt bị sụp mí, điều này làm cho thị giác bị chắn gây nhược thị.

4. Đục thủy tinh thể: Sự hình thành đục thủy tinh thể có thể gây ra tình trạng không nhìn thấy. Não từ chối hiểu những hình ảnh bị mờ và không rõ nét do bị thủy tinh thể dẫn đến tình trạng mắt nhược thị.

5. Bất đồng khúc xạ: Khúc xạ của 2 mắt trẻ không đều dẫn đến giảm sức nhìn ở trẻ.

5. Di truyền: Tiền sử gia đình và gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhược thị ở trẻ. Nếu trẻ có người thân trong gia đình mắc chứng nhược thị thì trẻ cũng có nguy cơ phát triển bệnh này.

Các triệu chứng nhược thị ở trẻ

Hầu hết trẻ bị nhược thị đều không phàn nàn với bố mẹ về tầm nhìn bị hạn chế. Nguyên nhân do não đã điều khiển kịp thời để trẻ có thể nhìn hình ảnh rõ bằng một mắt và mắt còn lại nhìn. Sau đây là một số dấu hiệu nổi bật báo hiệu trẻ bị nhược thị:

  • Trẻ khó có thể nhìn thấy được hình ảnh
  • Mắt lác
  • Hay nheo mắt
  • Nghiêng mắt để nhìn mọi thứ
  • Trẻ sơ sinh nhận thức kém hình dạng của đồ vật.

Điều trị bệnh nhược thị ở trẻ

1. Dùng kính

Khi trẻ mắc bệnh nhược thị do những vấn đề về tật khúc xạ hay kính của trẻ đang dùng bị lỗi về điều chỉnh thị lực. Việc dùng kính để trị bệnh nhược thị sẽ giúp tầm nhìn của trẻ rõ ràng hơn, não chấp nhận những hình ảnh đã được chỉnh sửa. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ nhân diện hình ảnh bằng cả 2 mắt và có thể nhìn bình thường.

2. Miếng che mắt

Trẻ bị nhược thị sẽ mang miếng che mắt để bảo vệ mắt và điều chỉnh tình trạng của mắt yếu. Nếu trẻ tiếp tục sử dụng miếng dán mắt, não buộc mắt bị bệnh phải nhìn và điều chỉnh tình trạng của mắt. Tùy vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh, trẻ có thể mang miếng che mắt trong hơn 2 – 3 giờ/ngày duy trì trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm.

Việc cho trẻ mang miếng che mắt có thể là một điều thử thách với bạn. Tuy nhiên, khi trẻ dùng vài lần, điều này không còn là vấn đề khó khăn nữa. Trong những ngày đầu, bạn có thể tìm cách để đánh lạc hướng khi mang miếng che mắt là dẫn trẻ đến công viên hay tham gia một hoạt động nào đó như chơi đồ chơi.

3. Thuốc nhỏ mắt trị nhược thị Atropin

Trong trường hợp trẻ hoàn toàn từ chối đeo miếng dán mắt trong thời gian cần thiết, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt Atropin để thay thế. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm thị lực tạm thời của bên mắt khỏe nhưng não có thể nhận được hình ảnh của bên mắt bị nhược thị. Tiếp tục sử dụng thuốc trong một thời gian, trẻ có thể có thị lực bình thường ở cả 2 mắt.

4. Phẫu thuật

Nếu trẻ bị bệnh nhược thị do mắt lác và những phương pháp điều trị như miếng dán mắt, kính, thuốc Atropin đều không cải thiện được thị lực của trẻ, phương pháp phẫu thuật có thể là cách điều trị tốt nhất. Phẫu thuật cơ mắt hoặc chỉnh sửa dị tật như sụp mí mắt, đục thủy tinh thể đều có thể điều trị mắt bị nhược thị ở trẻ.

Những bài tập dành cho mắt bị nhược thị

Để điều trị bệnh mắt lười nhanh hơn, bạn có thể kết hợp những bài tập sau đây với miếng che mắt và thuốc nhỏ mắt. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên để giúp phục hồi mắt yếu và tăng cường thị lực. Một số bài tập mắt nổi bật bao gồm vẽ tranh màu, trò chơi điện tử, mê cung, câu đố… Để các bài tập này hiệu quả hơn trong việc điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về mắt càng sớm càng tốt để điều trị hiệu quả.

1. Che mắt

Dùng lòng bàn tay che một bên mắt nhìn rõ hơn và cố gắng tập trung nhìn mọi thứ xung quanh và diễn tả chúng. Thực hiện bài tập này mỗi ngày duy trì trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Thị lực bên mắt bị nhược thị sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Tập trung

Dùng lòng bàn tay che một bên mắt nhìn rõ hơn, sử dụng ngón tay trỏ của bàn tay còn lại đưa ra trước mắt rồi từ từ di chuyển ngón tay ra xa. Tập trung vào sự di chuyển từ gần đến xa của ngón tay trong một thời gian. Sau đó, nghỉ ngơi 5 phút và làm lại lần nữa. Lặp lại bài tập 3 lần một ngày để cải thiện tình trạng mắt nhược thị.

3. Liệu pháp thị lực

Liệu pháp thị lực là một trong những liệu pháp vật lý tăng hiệu quả của mắt cũng như não bộ. Đây là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân không sẵn sàng thực hiện phẫu thuật. Những vấn đề thị giác như nhược thị, lác mắt, cận thị và các vấn đề về cơ mắt yếu đều điều trị bằng phương pháp này.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị nhược thị?

Điều quan trọng là phải điều trị bệnh mắt lười ở trẻ càng sớm càng tốt trước khi nó trở thành vấn đề về thị lực vĩnh viễn. Ngày nay, trẻ thường mang kính râm thay vì những miếng che mắt trong khi điều trị mà không cảm thấy xấu hổ hay không thoải mái.

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên cũng có thể được chẩn đoán bị nhược thị. Tuy nhiên, trẻ có thể được điều trị nhờ những công cụ khoa học tiên tiến và các biện pháp kiểm tra trong ngành y tế. Nhờ giáo viên trong trường chú ý đến nếu trẻ khó nhìn chữ trên bảng hay khó đọc bài. Ngoài ra, bố mẹ nên nói với giáo viên nếu trẻ có bất kỳ điều gì về mắt càng sớm càng tốt.

Nếu những biện pháp chữa trị như miếng che mắt, kính và thuốc nhỏ mắt đều không mang lại kết quả. Lúc này, tốt nhất là để bé phẫu thuật để điều trị nhược thị càng sớm càng tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 loại thực phẩm ngăn ngừa ung thú vú

(55)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Bệnh dịch tả: 5 điều quan trọng nhất định bạn phải biết

(55)
Bệnh dịch tả (hay còn gọi là bệnh tả) là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do vi khuẩn vibrio cholera gây ra. Triệu chứng ban đầu thường khiến chúng ta ... [xem thêm]

Tất tần tật về dinh dưỡng cho người bị xơ gan

(31)
Chú trọng vấn đề dinh dưỡng cho người bị xơ gan không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe của gan mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể. ... [xem thêm]

6 loại giày dép bạn mang có thể gây hại sức khỏe

(64)
Không chỉ giày cao gót mà một số loại giày dép bạn mang như giày đế bệt, giày thể thao hay dép xỏ ngón cũng gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho sức ... [xem thêm]

Bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ: Nguyên nhân và triệu chứng

(41)
Viêm đa khớp là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh ở phụ nữ lại cao hơn nhiều so với nam giới. Theo một nghiên ... [xem thêm]

Bí quyết tăng cân lành mạnh cho sắc vóc đẹp miễn chê

(52)
Bạn đang muốn cải thiện thân hình cò hương, thiếu sức sống của mình? Câu hỏi quan trọng là làm sao để tăng cân mà vẫn giữ được cơ thể gọn gàng, săn ... [xem thêm]

Mối nguy ở trẻ sơ sinh từ hội chứng hít nước ối phân su

(75)
Phân su là cặn bã tích tụ trong ruột bé sơ sinh do nuốt phải nước ối có chứa chất nhầy từ lông tơ, muối mật, nước và tế bào vảy. Hội chứng hít ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi mang thai sau 50 tuổi

(78)
Ngày nay, có rất nhiều người nổi tiếng làm mẹ ở độ tuổi trên 45. Không ai nói rằng phụ nữ cuối độ tuổi 40 và 50 không thể thụ thai, thế nhưng việc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN