Bạn có biết cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

(4.03) - 73 đánh giá

Phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn có cơ hội cải thiện đường hô hấp và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh gây ra tình trạng khó thở. Nguyên nhân là do đường thở bị hẹp lại khiến bạn ho, khò khè và dẫn đến khó thở. Tình trạng trên có thể ảnh hưởng đến cách bạn tập thể dục, làm việc và các hoạt động hàng ngày khác.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Mục tiêu khi điều trị COPD là giúp bạn thở dễ dàng hơn để quay lại các hoạt động thường ngày.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập một vài cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mà bạn nên tham khảo.

Thuốc giãn phế quản

Loại thuốc này làm giãn các cơ xung quanh đường thở, giúp không khí vào trong phổi được nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng các thuốc này để cải thiện tình trạng ho, khó thở.

Khi sử dụng, bạn sẽ hít thuốc thông qua một dụng cụ y tế gọi là ống hít. Các thuốc giãn phế quản có 2 loại là tác động nhanh (tức thì) và tác động kéo dài.

Thuốc giãn phế quản tác động nhanh

Những thuốc này có tác động nhanh chóng và kéo dài trong khoảng 4—6 giờ. Bạn chỉ sử dụng loại thuốc này khi đang có triệu chứng khó thở hoặc trước khi tập thể dục để phòng ngừa.

Các thuốc tác động nhanh này thường hữu ích cho những người có các triệu chứng theo từng đợt, không liên tục. Một số thuốc trong nhóm này bao gồm:

  • Albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA)
  • Levalbuterol (Xopenex HFA)
  • Ipratropium (Atrovent)
  • Ipratropium bromide và albuterol (Combivent)

Thuốc giãn phế quản tác động kéo dài

Thời gian tác động của các thuốc này lên đến 12 giờ và thường được sử dụng mỗi ngày để ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Các thuốc trong nhóm này là:

  • Aclidinium (Tudorza Pressair)
  • Arformoterol (Brovana)
  • Formoterol (Foradil, Performist)
  • Indacaterol (Arcapta)
  • Salmeterol (Serevent)
  • Tiotropium (Spiriva)

Sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản, bạn có thể bị khô miệng và đau đầu. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác bạn có thể gặp phải như:

  • Táo bón
  • Tim đập nhanh
  • Bị chuột rút cơ
  • Run

Thuốc chứa steroid

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sưng, phù nề đường thở. Thuốc cũng được dùng qua ống hít. Các thuốc steroid dạng hít sẽ giúp bạn khi có nhiều đợt bùng phát triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính. Nếu tình trạng tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng thuốc steroid dưới dạng viên uống.

Một số thuốc steroid dạng hít:

  • Budesonide (Entocort, Pulmicort, Uceris)
  • Fluticasone (Cutivate, Flovent HFA, Flonase)

Ngoài ra, một số chế phẩm kết hợp giữa thuốc giãn phế quản và steroid cũng dùng dạng hít như:

  • Budesonide and formoterol (Symbicort)
  • Futicasone and salmeterol (Advair)

Tác dụng phụ của thuốc steroid phụ thuộc vào thời gian bạn sử dụng chúng. Bạn có thể bị tăng cân hoặc dễ bị bầm tím. Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm:

  • Ho
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng ở miệng
  • Khàn giọng
  • Lở miệng hoặc đau rát cổ họng
  • Loãng xương

Thuốc ức chế phosphtodiestearse-4 (PDE-4)

Một loại thuốc mới là roflumilast (Daliresp) có thể giúp giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Thuốc ức chế PDE-4 có tác dụng giảm phù nề ở phổi, làm thông thoáng đường thở. Bạn có thể dùng phối hợp với các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm tiêu chảy và giảm cân.

Theophyllin

Thuốc này hoạt động tương tự như một thuốc giãn phế quản nhưng có giá thành rẻ hơn.

Theophyllin có thể giúp phổi hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nó sẽ không kiểm soát được tất cả các triệu chứng bệnh.

Thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên tồi tệ hơn. Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn vài loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và điều trị nhiễm trùng.

Bạn hãy uống đủ liều tất cả các loại thuốc được kê toa. Nếu bạn ngưng sử dụng kháng sinh quá sớm, nhiễm trùng có thể quay trở lại.

Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi là một phương pháp giúp bạn kiểm soát được COPD. Liệu pháp này giảm bớt khó thở, giúp bạn tập thể dục dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tại bệnh viện hoặc phòng khám, bạn sẽ thực hiện bài tập với các bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu và bác sĩ hô hấp.

Với phương pháp này, bạn sẽ học được cách:

  • Giữ cho phổi khỏe mạnh
  • Tập thể dục mà không bị hụt hơi
  • Ăn đúng cách
  • Hít thở dễ dàng hơn
  • Cảm thấy tốt hơn về mặt cảm xúc lẫn thể chất

Liệu pháp oxy

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng có thể ngăn cản bạn nạp đủ không khí vào trong phổi. Điều đó sẽ khiến cho nồng độ oxy trong máu giảm xuống và phương pháp này giúp tăng mức oxy, khiến bạn cảm thấy năng động, khỏe mạnh hơn.

Bạn được hít khí oxy thông qua một mặt nạ dưỡng khí hoặc ống đặt trong mũi. Liệu pháp này có thể được thực hiện liên tục hoặc chỉ thực hiện khi bạn cần hoạt động.

Tiêm phòng

Tiêm phòng cúm hàng năm giúp giảm số lần bùng phát COPD. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem liệu có bạn có cần tiêm chủng ngừa viêm phổi không.

Phẫu thuật

Nếu các cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có hiệu quả và tình trạng bệnh vẫn diễn biến rất nghiêm trọng, bạn có thể cần được phẫu thuật.

1. Phẫu thuật cắt các kén khí phổi

Trong phổi có các túi khí, là những túi nhỏ trong phổi, nơi oxy đi vào mạch máu. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phá hủy thành của các tế bào túi khí, tạo ra những khoảng trống lớn trong phổi gọi là kén khí. Những cái kén khí này lớn dần và làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. Do đó, phẫu thuật sẽ giúp cắt bỏ những kén khí này và cải thiện luồng không khí trong phổi.

2. Phẫu thuật giảm thể tích phổi

Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ những phần phổi đã bị bệnh COPD phá hủy. Từ đó, các bộ phận khỏe mạnh của phổi sẽ dễ dàng mở rộng và lấy thêm oxy.

3. Ghép phổi

Nếu bạn bị tổn thương phổi nghiêm trọng, bác sĩ có thể cắt bỏ phổi và thay thế bằng phổi từ một người khỏe mạnh khác. Phẫu thuật này có những rủi ro và bạn cần dùng thuốc ức chế miễn dịch trong quãng đời còn lại để ngăn ngừa tình trạng thải ghép của cơ thể.

Thay đổi lối sống

Ngoài các phương pháp điều trị y khoa, bạn có thể thay đổi thói quen sống giúp bạn cải thiện chức năng hô hấp. Trong đó, việc quan trọng nhất là bạn phải từ bỏ hút thuốc.

Khói thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thật không dễ dàng khi phải từ bỏ việc hút thuốc nhưng bạn nên biết có vài phương pháp giúp bạn bỏ được thuốc. Bạn hãy liên lạc với bác sĩ về cách thay thế nicotine, thuốc và được tư vấn chi tiết hơn.

Khi đã cai được thuốc, bạn cũng phải tránh xa những người đang hút thuốc. Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với bụi và hóa chất.

Sau đây là một vài cách giúp thay đổi lối sống bạn có thể tham khảo:

  • Nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng: Bạn nên hỏi chuyên gia về các kế hoạch ăn uống. Bạn có thể cần ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tập thể dục: Điều này khá quan trọng khi bạn mắc phải COPD. Các bài tập sẽ giúp các cơ đường hô hấp được cải thiện, giúp bạn dễ thở hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn một chế độ tập thể dục an toàn và phù hợp với bạn. Bên cạnh đó, bạn còn cần tập thêm các bài tập thở phối hợp với tập thể dục cũng là một cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả.

Ngọc Anh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

PHA: Cách tẩy tế bào chết hóa học mà da nhạy cảm tìm kiếm

(93)
Tẩy da chết là một bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da từ cơ bản đến nâng cao. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, không thể chịu áp lực ma ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây tăng cân bất thường

(99)
Bạn có biết tăng cân bất thường có thể là do suy giảm tốc độ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, do tác dụng phụ của thuốc mà bạn đang sử ... [xem thêm]

Kinh nguyệt tiết lộ điều gì về cơ thể bạn?

(48)
Bạn có biết kinh nguyệt cũng có thể phản ánh được tình trạng cơ thể của bạn? Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Bạn sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ ... [xem thêm]

Đau ngực lúc đang tập thể dục có nguy hiểm không?

(59)
Hầu hết chúng ta, kể cả những người khỏe mạnh, đều có thể bị đau ngực lúc đang tập thể dục. Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau ngực, nó có ... [xem thêm]

8 bài tập thể dục giảm cân cấp tốc giúp bạn thon gọn

(75)
Bên cạnh chế độ ăn kiêng, bạn nên thực hiện thêm những bài tập thể dục giảm cân cấp tốc để nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn. Vậy làm thế nào ... [xem thêm]

Uống rượu bia bao nhiêu là tốt?

(80)
Một số nghiên cứu đã chứng minh khi bạn uống rượu bia với một lượng vừa phải sẽ giúp bạn giữ tâm trí tỉnh táo hơn khi về già và giảm nguy cơ đái ... [xem thêm]

Thuốc tránh thai khẩn cấp: Dùng sao cho an toàn mà hiệu quả

(37)
Đối với hầu hết phụ nữ, thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa mang thai sau khi quan hệ tình dục không dùng các ... [xem thêm]

13 dấu hiệu mang thai bé trai giúp bạn nhận ra giới tính của con

(72)
Tính ngay: Bạn nên tăng bao nhiêu cân trong suốt thai kỳ để em bé khỏe mạnh? Bà mẹ nào cũng tò mò về giới tính của bé và không ngừng đưa ra phỏng đoán về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN