Bạn có dùng thuốc nhỏ tai đúng cách?

(4.47) - 98 đánh giá

Thuốc nhỏ tai có thể được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng tai hoặc để loại bỏ ráy tai. Thuốc nhỏ tai có thể được mua không cần toa hoặc theo toa của bác sĩ. Chúng thường được sử dụng trong thời gian ngắn.

Bạn có biết các loại thuốc nhỏ tai hay tại sao dùng chúng không quan trọng bằng cách nhỏ tai đúng? Sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách cho phép thuốc đi vào ống tai và xử lý hiệu quả các vấn đề ở tai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các bước sử dụng thuốc nhỏ tai đúng và an toàn.

Dùng thuốc nhỏ tai đúng cách

Trước khi dùng thuốc nhỏ tai, bạn cần rửa tay sạch với xà bông và nước. Bạn cũng sẽ cần giấy hoặc một chiếc khăn để lau các giọt dư chảy ra khỏi tai sau khi nhỏ thuốc.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nếu bạn là phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ, hãy làm theo các bước tương tự để nhỏ tai cho trẻ hoặc một người khác. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự nhỏ tai cho mình, hãy nhờ người nhà hoặc bạn bè làm theo các bước sau để giúp bạn.

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết, bao gồm chai thuốc nhỏ và khăn giấy hoặc vải để lau.
  • Rửa tay với xà phòng và nước. Nếu không có sẵn nước, bạn sử dụng nước rửa tay tiệt trùng thay thế.
  • Làm ấm dung dịch nhỏ tai bằng cách giữ chai trong lòng bàn tay 1–2 phút. Điều này có thể giúp giảm bớt bất kỳ sự khó chịu có thể gây ra do nhỏ thuốc lạnh vào tai.
  • Tháo nắp chai. Đặt nắp chai trên một bề mặt sạch và khô.
  • Đối với chai có một ống nhỏ giọt, hãy kiểm tra ống nhỏ có sạch sẽ và bảo đảm không bị nứt hay sứt mẻ.
  • Nhỏ tai

  • Đặt đầu ở vị trí sao cho tai ngửa lên trên. Nếu bạn tự nhỏ tai cho mình, có thể ngồi hoặc đứng thẳng và nghiêng đầu sang một bên. Nếu bạn nhỏ tai cho người khác, hãy để người đó nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng qua một bên.
  • Nếu chai có một ống nhỏ giọt, hút ra một lượng chất lỏng vào ống nhỏ giọt. Nếu chai có đầu nhỏ giọt, bạn chỉ cần lật ngược chai xuống.
  • Đối với người lớn, nhẹ nhàng kéo tai lên trên và ra sau. Đối với trẻ em, nhẹ nhàng kéo tai thấp xuống và ra sau. Bóp chính xác số giọt vào trong tai. Số giọt cần nhỏ sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhãn trên chai.
  • Nhẹ nhàng kéo dái tai lên và xuống để các giọt chạy vào trong tai. Giữ đầu nghiêng khoảng 2–5 phút để các giọt có thể vào sâu trong tai.
  • Lau sạch bất kỳ giọt thuốc nào chảy ra ngoài bằng khăn giấy hoặc vải sạch.
  • Đậy nắp chai lại.
  • Rửa tay sạch khỏi thuốc dính trên tay.
  • Lưu trữ chai theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai

    Một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai như:

    • Không nên sử dụng ống nhỏ bị nứt, sứt mẻ hoặc bẩn.
    • Không để đầu ống nhỏ chạm vào tai, ngón tay hoặc bất kỳ bề mặt khác vì có thể nhiễm vi khuẩn hoặc vi trùng khác, dẫn đến nhiễm trùng tai.
    • Không làm ấm dung dịch giỏ tai bằng nước nóng. Lúc này, thuốc có thể trở nên quá nóng và làm tổn thương tai.
    • Không dùng chung thuốc nhỏ tai với bất cứ ai khác. Dùng chung thuốc nhỏ tai có thể gây lây lan vi trùng và nhiễm trùng.

    Bạn cũng cần lưu ý thời gian sử dụng của thuốc kể từ khi mở nắp chai thuốc nhỏ tai. Đối với toa thuốc nhỏ tai, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ về ngày hết hạn. Đối với thuốc nhỏ tai không cần toa, bạn kiểm tra ngày hết hạn trên nhãn. Nếu thuốc nhỏ tai đã hết hạn, bạn hãy vứt bỏ chúng đi. Không sử dụng thuốc nhỏ tai đã hết hạn.

    Để giúp thuốc nhỏ tai hoạt động tốt, bạn hãy làm theo các hướng dẫn từ nhãn hay bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng thuốc nhỏ tai, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Mẹ đã biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh chưa?

    (88)
    Lần đầu làm mẹ, bạn gặp rất nhiều lúng túng. Bạn có thể sẽ không biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh thế nào để nước không chảy vào mắt bé, chọn ... [xem thêm]

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ: Rủi ro và lưu ý đi kèm

    (89)
    Việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trước lúc con có thể tự lẫy sẽ dễ mắc phải các tình trạng sức khỏe chẳng hạn như hội chứng đầu bẹt, ngạt ... [xem thêm]

    Tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ

    (99)
    Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.Hiện nay, ... [xem thêm]

    Đoán giới tính qua nhịp tim thai có đúng không?

    (15)
    Nhịp tim tiết lộ rất nhiều về sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai như nhiều lời đồn thường nói ... [xem thêm]

    48 tuần

    (39)
    Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Lúc này bé đã có thể tự mình bước đi. Nếu con bạn lúc này vẫn chưa biết đi thì sớm thôi bé sẽ bắt ... [xem thêm]

    Điềm báo nào dự đoán trước đột quỵ?

    (92)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    Top 14 loại thực phẩm tăng cân nhanh cho người gầy

    (83)
    Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm tăng cân sẽ giúp bạn có thân hình cân đối, đầy đặn. Hơn nữa, việc sử dụng thức ăn tăng cân ... [xem thêm]

    Các giai đoạn của tình yêu mà bạn cần vượt qua

    (60)
    Tình yêu có thể đến nhẹ nhàng như cơn gió, mong manh như ánh nắng rồi để lại những cay đắng khó quên… Bạn có bao giờ muốn biết các giai đoạn của tình ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN