Bạn đã biết rõ về công dụng của trà bồ công anh chưa?

(3.83) - 75 đánh giá

Từ nhiều thập kỷ trước, trà bồ công anh đã được xem là thức uống đơn giản đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho con người.

Từ lâu, con người đã thường sử dụng bồ công anh trong y học dân gian. Cách dùng bồ công anh phổ biến nhất là pha trà.

Khi nhắc đến trà bồ công anh, có hai cách để nấu trà như sau:

  • Dùng lá bồ công anh hãm với nước sôi để thành trà
  • Rang rễ bồ công anh rồi dùng nó để pha trà

Cả hai món uống trên đều được chứng nhận là an toàn, mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, đồng thời được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Qua bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn bảy tác dụng của trà bồ công anh.

1. Hỗ trợ giảm nước trong cơ thể

Nếu bạn cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, trà bồ công anh có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này. Nhờ vào đặc tính làm tăng lượng nước tiểu trong cơ thể, trà bồ công anh được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Một nghiên cứu cho thấy nếu bạn uống hai tách trà bồ công anh làm từ lá, lượng nước tiểu bạn thải ra sau đó tăng lên nhiều lần so với ban đầu.

2. Cải thiện sức khỏe gan

Rễ cây bồ công anh từ lâu được coi là một vị thuốc bổ gan trong y học dân gian do khả năng tăng lưu lượng mật của nó. Các chuyên gia về liệu pháp thiên nhiên tin rằng với công dụng này, trà bồ công anh làm từ rễ cây có thể giúp giải độc gan, giải quyết các vấn đề về da và mắt, làm giảm các triệu chứng của bệnh gan. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy hoạt chất polysacarit trong bồ công anh thực sự có lợi cho chức năng gan.

3. Thay thế cà phê

Rễ non của cây bồ công anh sau khi rang lên sẽ có màu nâu sẫm. Tiếp theo đó, bạn có thể dùng chúng để pha trà với nước sôi. Trà bồ công anh làm từ rễ cây có thể thay thế cà phê nhờ vào hương vị tương tự với món uống đầy mê hoặc này. Bạn có thể tìm mua rễ bồ công anh tại các cửa hàng thực phẩm hoặc tự trồng để lấy rễ.

4. Hỗ trợ quá trình giảm cân

Một nghiên cứu gần đây ở Hàn Quốc cho thấy bồ công anh có tác dụng đối với cơ thể chúng ta tương tự như thuốc giảm cân Orlistat. Cơ chế hoạt động của nó là ức chế hoạt chất lipase, một loại enzyme được giải phóng từ tụy trong quá trình tiêu hóa để phân giải chất béo. Tuy nhiên, kết quả này cần thêm nhiều bằng chứng thuyết phục hơn để có thể công bố rộng rãi.

5. Làm dịu các bệnh về tiêu hóa

Trà rễ bồ công anh có thể có nhiều tác động tích cực đến hệ thống tiêu hóa, mặc dù nhiều bằng chứng vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Nó đã từng được sử dụng để cải thiện sự thèm ăn, làm dịu các bệnh về tiêu hóa đơn giản và có thể làm giảm táo bón.

6. Tiềm năng chống ung thư

Trong những năm gần đây, rễ bồ công anh đã được nghiên cứu về khả năng chống ung thư với kết quả đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu ở Canada vào năm 2011 cho thấy hoạt chất chiết xuất rễ cây bồ công anh thành công tiêu diệt tế bào trong các khối u ác tính mà không ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh. Trong khi trên thực tế, các tác dụng chống ung thư của trà bồ công anh vẫn chưa được nghiên cứu đủ để kết luận, tiềm năng của giả thiết này rất khả quan.

7. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Kết hợp với một loại thảo mộc khác là uva ursi (lá bearberry), rễ và lá bồ công anh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Các chuyên gia tin rằng sự kết hợp này hoạt động tốt nhờ vào các hợp chất kháng khuẩn trong uva ursi và đặc tính tăng lượng nước tiểu của bồ công anh.

Tác dụng phụ của trà bồ công anh

Bồ công anh được xem là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị dị ứng do chạm vào hoặc hấp thụ bồ công anh. Loại thực vật này cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu, lithium và Cipro. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống trà bồ công anh.

Cách pha trà bồ công anh

Trà bồ công anh rất dễ pha. Bạn chỉ cần ngâm lá hoặc rễ (đã rang sơ qua) vào nước sôi là đã có ngay một món uống lành mạnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chẳng hạn như đảm bảo nguyên liệu pha trà không bị dính thuốc trừ sâu, để tránh ngộ độc không đáng có.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải mã các ngộ nhận về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

(89)
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, ít khi nào đợi đến lượt mình hoặc đôi khi tỏ ra lơ đãng, khó tập trung vào một việc cụ thể… Đây là những hành ... [xem thêm]

Dầu gội trị vảy nến cho người bệnh

(75)
Vảy nến là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến da và các bộ phận khác của cơ thể. Da đầu cũng là đối tượng tấn công của vảy nến. Khi bị vảy nến, da ... [xem thêm]

Trước khi bắt đầu kế hoạch giảm cân

(21)
Những chỉ số quan trọng cần biết khi lập kế hoạch giảm cân Trong vòng hai mươi năm qua, người Mỹ đã trở nên quen thuộc hơn với các phép đo cụ thể liên ... [xem thêm]

Bạn có thể phân biệt bệnh vẩy nến, chàm và viêm da?

(35)
Bạn có biết ba nguyên nhân thông thường gây ra phát ban da là bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da? Trong một số trường hợp rất khó khăn để phân biệt ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn kiêng đường hiệu quả

(55)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim ở nam giới

(64)
Triệu chứng bệnh tim là một trong những nguy cơ sức khỏe hàng đầu mà nam giới phải đối mặt hiện nay. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), hơn 1/3 đàn ông ... [xem thêm]

Dạy trẻ cách xử lý trong những ngày đèn đỏ khi ở trường

(30)
Đối với các cô bé, khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến trẻ bối rối. Là cha mẹ, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách ... [xem thêm]

7 thay đổi khi làm cha mẹ

(82)
Làm cha mẹ quả thật là một niềm hạnh phúc to lớn không dễ gì sánh được. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều khi gia đình nhỏ của vợ chồng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN