Bạn nên làm gì nếu bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu?

(3.93) - 43 đánh giá

Một số người thường có thói quen uống nhiều bia rượu mỗi ngày. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu từng bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất ổn mà bạn không nên thờ ơ.

Theo các thống kê mới nhất của Bộ Y tế, Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới về tỉ lệ tiêu thụ rượu bia. Với mức độ tiêu thụ các loại thức uống có cồn ngày càng tăng, người Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe như bệnh tim mạch, xơ gan, ung thư…

Không cần kể đến khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo, bạn có thể bị tiêu chảy ngay sau khi uống bia rượu. Đây là một vấn đề khá phổ biến cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe, tuy nhiên bạn thường chủ quan và bỏ qua chúng. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về tình trạng uống bia bị tiêu chảy và cách giúp bạn có thể giảm bớt tình trạng này ngay tại nhà.

Nguyên nhân gây tiêu chảy sau khi uống bia rượu

Khi uống bia rượu, lượng cồn có trong các loại thức uống này sẽ đi đến dạ dày. Nếu có thức ăn trong dạ dày, cồn sẽ được hấp thụ cùng với một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn, sau đó, chúng đi vào máu thông qua các tế bào ở thành dạ dày. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa rượu.

Nếu dạ dày không có thức ăn, cồn sẽ tiếp tục di chuyển tới ruột non, sau đó đi qua các tế bào thành ruột với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc chất nhờn cũng có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Khi đa số lượng cồn được hấp thụ, phần còn lại được bài tiết ra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Thông thường, cơ trực tràng sẽ di chuyển, co bóp phối hợp để đẩy phân ra ngoài. Chất cồn có trong bia rượu sẽ làm tăng tốc độ co bóp này, khiến nước không thể được tái hấp thu tại đại tràng như bình thường. Điều này làm bạn đi cầu nhiều lần trong ngày sau khi uống bia rượu.

Ngoài ra, chất cồn có trong bia rượu cũng có thể kích thích hệ tiêu hóa, làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bia rượu có xu hướng tiêu diệt lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ phát triển trở lại và hệ tiêu hóa sẽ được khôi phục hoạt động bình thường khi ngừng uống bia rượu.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng uống một lượng nhỏ bia rượu có xu hướng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, gây tiêu chảy. Ngược lại, uống một lượng bia rượu quá lớn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.

Những đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu

Hai đối tượng sau đây sẽ dễ có nguy cơ bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu:

• Người bị bệnh đường ruột: Những người bị bệnh đường ruột như bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh Crohn khi uống bia rượu sẽ dễ bị tiêu chảy và đi ngoài hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của họ vốn đã nhạy cảm với cồn, tình trạng này có thể làm trầm trọng hơn các bệnh đường ruột và rất dễ gây tiêu chảy.

• Người bị thiếu ngủ: Những người có lịch trình ngủ không bình thường như người hay làm ca đêm hoặc thức khuya, có thể bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu nhiều hơn những người bình thường. Các nhà khoa học giải thích rằng, việc thiếu ngủ thường xuyên làm hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm do không được nghỉ hơi đầy đủ và hợp lý, điều này có thể làm tăng ảnh hưởng của bia rượu và khiến bạn đi cầu nhiều lần hơn trong ngày.

Cách điều trị tại nhà khi bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu

Điều đầu tiên bạn cần làm nếu bị tiêu chảy trong khi hoặc sau khi uống bia rượu là ngừng tiêu thụ các loại thức uống này ngay lập tức. Đừng uống bia rượu cho đến khi hệ tiêu hóa của bạn trở lại bình thường. Nếu ngừng tiếp xúc với các thức uống chứa cồn, tình trạng tiêu chảy của bạn hầu như sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bia rượu gây ra bằng một số phương pháp tại nhà như:

• Uống nhiều nước: Bạn có thể bổ sung thêm nước hoặc nước trái cây để bù đắp lại lượng nước mất đi do bị tiêu chảy hoặc do đi cầu nhiều lần trong ngày.

• Tránh uống cà phê: Caffeine có trong cà phê hoặc trà có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

• Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Một số loại thực phẩm dễ tiêu như soda, bánh mì nướng, chuối, trứng, cơm, gà…có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy sau khi uống bia rượu của bạn.

• Tránh ăn những thực phẩm không tốt cho tiêu hóa: Bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại thực phẩm sau đây:

– Sản phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc

– Các sản phẩm từ sữa như sữa và kem (bạn vẫn có thể dùng sữa chua)

– Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt bò hoặc phô mai

– Thức ăn quá cay hay có nhiều gia vị mạnh như cà ri

• Sử dụng thuốc chống tiêu chảy: Bạn có thể sử dụng một số thuốc cầm tiêu chảy không kê toa khi cần thiết.

• Dùng các loại thuốc bổ sung lợi khuẩn: Bạn có thể dùng thuốc bổ sung lợi khuẩn dạng viên hoặc dạng lỏng, lợi khuẩn cũng có nhiều trong một số loại thực phẩm như sữa chua.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ

Hầu hết những người bị tiêu chảy do bia rượu sẽ tự khỏi sau một vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy diễn tiến nặng và dai dẳng, bạn sẽ bị mất nước và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bạn cần phải khám bác sĩ nếu gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Bạn bị tiêu chảy hơn 2 ngày mà không thấy dấu hiệu cải thiện nào
  • Bạn bắt đầu gặp các triệu chứng mất nước như khát quá mức
  • Khô miệng và da
  • Giảm lượng nước tiểu hoặc không đi tiểu được
  • Tiểu tiện không thường xuyên
  • Người rất yếu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Lâng lâng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau bụng hoặc trực tràng dữ dội
  • Phân của bạn có máu hoặc màu đen
  • Bạn bị sốt cao hơn 39˚C

Nếu bạn thường bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu, hãy xem xét lại thói quen dùng đồ uống có cồn của mình để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng đến sức khỏe. Thay vì nhậu nhẹt say sưa, hãy dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến gia đình và chăm sóc sức khỏe của bản thân nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có cần phải sử dụng sirô hỗ trợ tiêu hóa cho bé?

(21)
Bé quấy khóc, táo bón hay đầy hơi, mẹ dùng ngay sirô hỗ trợ tiêu hóa cho con. Thế nhưng, sirô này có tốt cho bé? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này.Năm nay, ... [xem thêm]

5 bài tập giảm mỡ bụng trên giường dành cho nàng lười

(61)
Nếu bạn là một cô nàng mê ngủ nướng thì việc bước ra khỏi giường để đi đến phòng tập gym có lẽ là một ý tưởng bất khả thi. Có bao giờ bạn nghĩ ... [xem thêm]

Xuất tinh ra máu

(14)
Tìm hiểu chungXuất tinh ra máu là gì?Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng đục như sữa hoặc ngả vàng ngà. Tình trạng tinh dịch có máu (bằng mắt ... [xem thêm]

Chấn động não ở trẻ: Bố mẹ đã biết làm gì để bảo vệ con?

(95)
Bố mẹ thường nghĩ chấn động não ở trẻ chỉ xảy ra nếu con chơi những môn thể thao mạnh như đá banh hay cầu lông. Thật ra, trẻ có thể bị chấn động ... [xem thêm]

Giải đáp băn khoăn về bệnh đau ngực Prinzmetal

(100)
Đau ngực Prinzmetal, còn gọi là đau thắt ngực biến thái, là một nguyên nhân tương đối ít gặp của đau ngực. Nó xảy ra khi có co thắt ở một trong các động ... [xem thêm]

Làm sao để bạn vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân?

(18)
Bạn thường xuyên mệt mỏi, mơ thấy ác mộng và thậm chí còn cảm thấy hoang mang khi đã đồng ý lời cầu hôn của người ấy? Rất có thể bạn đang rơi vào ... [xem thêm]

6 lợi ích của đậu chổi có thể khiến bạn ngạc nhiên

(18)
Từ xa xưa, người ta đã biết tận dụng những lợi ích của đậu chổi trong việc phòng và điều trị một số vấn đề sức khỏe. Loài cây kỳ lạ này còn ... [xem thêm]

10 cách tập cho con sống lành mạnh hơn

(99)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN