Bạn nghĩ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

(3.98) - 93 đánh giá

Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường, còn có một số dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ khác.

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi và nguy hiểm cho mẹ và bé ngay khi sinh lẫn cả khi trưởng thành. Một khi bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ và em bé có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ đái tháo đường thai kỳ bị đái tháo đường típ 2 sau 10 – 20 năm. Những em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lớn tuổi (hơn 35)
  • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó
  • Trong gia đình có người bị đái tháo đường típ 2
  • Chủng tộc gốc Latinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương.

Những dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ đầu tiên thường dễ bị bỏ qua do trùng với các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Do đó, chỉ có xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24 – 28 là cách sớm nhất chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ bao gồm:

  • Mệt lả
  • Đi tiểu nhiều
  • Khát nước nhiều
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài
  • Tăng huyết áp.

Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thay đổi chế độ ăn và tập vận động là hai phương pháp điều trị cơ bản. Do đó, bạn cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý cũng như cách tự theo dõi đường huyết tại nhà. Trong một số ít trường hợp đường huyết không kiểm soát được bằng chế độ ăn và vận động, bạn cần điều trị hỗ trợ thêm bằng insulin.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh, nhưng nguy cơ của đái tháo đường típ 2 thật sự sau này vẫn còn đó. Vì thế, bạn hãy chăm tập luyện thể thao và có chế độ ăn hợp lý để làm giảm nguy cơ này.

Đồng thời, để tự bảo vệ mình, bạn nên chú ý nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn ngay nhé. Theo dõi và khám thai định kỳ là điều cần thiết giúp quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh theo các hướng dẫn sức khỏe cũng giúp chẩn đoán sớm đái tháo đường típ 2 sau sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thói quen có thể gây bệnh đột quỵ

(87)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị nhược thị cho bé yêu

(45)
Khi bị nhược thị, bé sẽ rất khó khăn trong việc quan sát mọi vật. Có cách nào để điều trị dứt điểm căn bệnh này cho con?Bạn đang băn khoăn không biết ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào làm trẻ sơ sinh bị động kinh?

(87)
Đột quỵ trước sinh (hay còn gọi là đột quỵ chu sinh) là một cơn đột quỵ xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến 28 ngày đầu sau ... [xem thêm]

Bệnh về da liên quan đến nghề nghiệp

(68)
Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp ... [xem thêm]

Giấc ngủ trưa: Bí quyết giúp bạn tràn đầy sức sống cả ngày dài!

(65)
Giấc ngủ trưa ngày càng trở nên xa xỉ vì bạn quá bận rộn, giờ nghỉ quá ngắn hay bạn cảm thấy khó ngủ. Thế nhưng, nếu bạn có thể thu xếp chợp mắt ... [xem thêm]

Dạy con đánh răng không khó như bạn nghĩ!

(28)
Thật bất ngờ khi có đến 40% trẻ bị sâu răng trước khi vào mẫu giáo. Đây là một tỷ lệ khá cao, gấp 5 lần bệnh hen suyễn và 7 lần bệnh dị ứng theo ... [xem thêm]

Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

(45)
Khi bé lên hai tuổi cần sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn và bé có thể có những hành động hơi ích kỉ một tí. Bé từ chối chia sẻ bất cứ thứ gì mà bé ... [xem thêm]

Nguy cơ sẩy thai do dùng Fluconazol điều trị nhiễm nấm âm đạo

(32)
Nhiễm nấm âm đạo có thể gây viêm âm đạo. Đây là một điều thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thế nhưng nếu không biết cách điều trị nhiễm nấm âm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN