Bạn nói, con cứ làm ngơ? 5 cách khiến trẻ nghe lời

(4.09) - 50 đánh giá

Trẻ nhỏ thường thích làm những điều theo ý muốn của mình và đôi khi điều đó khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Thay vì la mắng con, bạn nên tập cho bé trở thành người biết lắng nghe.

Lúc còn nhỏ, con rất ngoan, bạn nói gì con cũng làm theo. Thế nhưng, khi 7 – 8 tuổi, con thường phớt lờ những lời nói của bạn. Với những việc đơn giản như tắt tivi để ăn cơm tối hay mang giày để đi đến trường, bạn cũng phải nói mãi con mới chịu nghe theo. Bạn rất khó chịu vì điều này? 5 lưu ý sau của Chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn.

1. Nhìn nhận quan điểm của con

Mỗi khi con mắc lỗi, nhiều bố mẹ thường la hét để con nghe lời. Tuy nhiên, điều này có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Theo Joseph Shrand, giảng viên khoa tâm thần, Đại học Y Harvard, Mỹ, trẻ nhỏ không cố ý làm những hành động xấu mà chỉ làm theo lứa tuổi của mình. Do đó, khi muốn nói với con điều gì, bạn hãy tránh những lúc con đang xem tivi hay chơi điện tử. Bạn nên yêu cầu con nhắc lại những điều mình căn dặn hay chỉ con cách để giúp con nhớ ra cần phải làm gì.

2. Cho con biết sự hiện diện của bạn

Những đứa trẻ 7 – 8 tuổi thường bỏ qua lời nói của bố mẹ. Đây là điều bình thường. Con có thể bỏ ngoài tai lời bạn nói nhưng không thể phớt lờ sự hiện diện của bạn. Theo tiến sĩ Mark Sharp, nhà tâm lý học ở Oak Brook, Illinois, Mỹ, khi con cảm thấy khó chịu về một việc nào đó, bạn hãy đặt tay lên vai an ủi con và giúp con cảm thấy tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể bàn về vấn đề mà con đang đối mặt một cách hóm hỉnh để giúp con quên đi điều đó. Cách này giúp con thấy được bạn luôn ở cạnh con. Bạn cũng nên chờ đến lúc con bình tĩnh để giúp con nhận ra những điều không đúng mà con đã làm.

3. Không nên lớn tiếng với con

Việc hét gọi tên con nhiều lần sẽ khiến bạn dễ bị đau họng. Khi nói với con nhiều lần “chuẩn bị ăn cơm” nhưng con vẫn không nghe, lúc này bạn hãy ngồi xuống và cho con biết rằng bạn sẵn sàng nhắc con thêm lần nữa. Tuy nhiên, con sẽ phải gặp rắc rối nếu không đáp lại lời mẹ. Ví dụ: “Mẹ nhắc con lần nữa là mang giày vô. Nếu con không làm, mẹ sẽ đi ra ngoài mà không có con theo nhé”.

Bạn có thể quy định giờ ăn cho con. Ví dụ, bạn sẽ nói: “Còn 3 phút nữa ăn cơm, con nên tắt tivi và dọn dẹp bát ra nhé”. Bạn có thể tiếp tục dùng phương pháp này đối với giấc ngủ của con: “Sau khi dọn dẹp quần áo, con có thể dùng máy tính 15 phút rồi đi ngủ nhé”. Nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, bạn có thể tắt tivi đến khi con thực hiện theo kế hoạch. Điều này dần sẽ giúp con trở thành người biết lắng nghe.

4. Nói chuyện nhỏ nhẹ

Trẻ ở độ tuổi 7 – 8 thường nghe và làm theo yêu cầu của bố mẹ khi chúng thấy điều đó quan trọng. Vì vậy, khi giao việc cho con, bạn nên ưu tiên những việc quan trọng trước, ví dụ như làm bài tập về nhà, sau đó phụ mẹ cất đồ chơi vào trong rổ… Bạn nên nhấn mạnh từng việc để giúp con ghi nhớ.

5. Lắng nghe con

Đôi khi trẻ không chú ý vì thấy không ai chú ý đến chúng. Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng bố mẹ quá bận rộn đến nỗi không thể tập trung vào những thứ mà họ cho là không quan trọng, nhưng đó lại là điều quan trọng nhất đối với mỗi đứa trẻ. Khi trẻ cảm thấy mình được thấu hiểu, chăm sóc và tôn trọng, chúng sẽ có khả năng lắng nghe những gì bạn nói.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về thuốc trị rụng tóc

(48)
Rụng tóc có thể là một tình trạng bình thường, nhưng nếu rụng tóc quá nhiều, đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, các thuốc trị rụng tóc ... [xem thêm]

Hãy khuyến khích con uống đủ nước mỗi ngày

(25)
Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Uống nhiều nước giúp các cơ và não hoạt động hiệu quả. Vì vậy, hãy nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ... [xem thêm]

Những thay đổi của móng tay nói lên tình trạng sức khỏe

(23)
Những thay đổi của móng tay đôi khi lại là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đấy. Bạn cần tìm hiểu sớm để bảo vệ cơ thể của ... [xem thêm]

Những điều cần biết về các loại mụn cóc

(89)
Mụn cóc là những khối u nhỏ lành tính, sần sùi và gây mất thẩm mỹ cho da. Bài viết này sẽ mách cho bạn cách làm sao để “tống khứ” những mụn cóc xấu ... [xem thêm]

Chỉ số axit uric cao khi mang thai: Nguy cơ và cách phòng tránh

(65)
Mẹ bầu nên cẩn thận với tình trạng chỉ số axit uric cao bởi nó có thể khiến bạn mắc phải những biến chứng thai kỳ, từ đó ảnh hưởng đến thai ... [xem thêm]

Bệnh mù đường: Nỗi khổ của những ai hay đi lạc

(90)
Bạn rất dễ bị lạc đường ngay cả khi có bản đồ trên tay hay sử dụng app của Google Map? Hãy tìm cách chữa trị bệnh “mù đường” để bạn không phải ... [xem thêm]

Nội tiết tố sinh dục nam và nguy cơ bị đột quỵ

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Hỏi đáp cùng chuyên gia về việc tiêm ngừa HPV cho trẻ

(91)
Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng vắc-xin HPV vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của vắc-xin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN