Bật mí cách trị bé bị muỗi đốt tại nhà và biện pháp phòng ngừa

(3.93) - 94 đánh giá

Việc bé bị muỗi đốt có thể là điều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có biện pháp phòng muỗi để hạn chế việc bé mắc bệnh sốt xuất huyết.

Thức ăn chính của muỗi là máu người và trẻ nhỏ thường dễ rơi vào tầm ngắm của loại côn trùng này. Khi bé bị muối đốt, vết cắn có thể không xuất hiện ngay lập tức mà phải đợi đến một khoảng thời gian nhất định, thậm chí là vài giờ sau đó và đi kèm với triệu chứng ngứa và sưng. Nếu bạn đang tìm hiểu cách trị muỗi đốt cho bé bằng những biện pháp từ thiên nhiên, hãy cùng Chúng tôi khám phá qua bài viết sau nhé.

Tại sao một số trẻ hay bị muỗi đốt?

Một số giải thích cho thắc mắc vì sao bé dễ bị muỗi đốt nhiều hơn so với những người bên cạnh gồm:

  • Trẻ có nhóm máu O
  • Trẻ bận quần áo tối màu
  • Trẻ chơi đùa vận động nhiều
  • Trên da trẻ có nhiều vi khuẩn tự nhiên trú ngụ
  • Trẻ thích chơi đùa trong bóng râm, nơi muỗi ẩn nấp.

Cách trị muỗi đốt cho bé từ thiên nhiên

1. Yến mạch

Yến mạch là một biện pháp giúp khắc phục tình trạng muỗi đốt gây ngứa ngáy, khó chịu nhờ vào khả năng giảm ngứa, giảm sưng và chống kích ứng. Bạn chỉ cần trộn bột yến mạch cùng với nước theo tỷ lệ 1 : 1, sau đó bôi hỗn hợp này lên da trẻ trong 10 phút rồi rửa sạch.

Nếu bé bị muỗi đốt nhiều vị trí trên cơ thể, hãy thử cho con tắm nước ấm pha cùng 1 muỗng đầy bột yến mạch và ngâm mình trong 2o phút. Trong khi bé tắm, bạn lấy một ít bột vón cục chà nhẹ lên các khu vực da bị kích thích.

2. Đá nghiền

Nhiệt độ lạnh và nước đá có thể làm giảm viêm hoặc giảm ngứa tức thì trong thời gian ngắn. Bạn hãy thử sử dụng túi chườm lạnh hoặc túi chứa đầy đá nghiền để giúp con giảm ngứa do muỗi đốt. Mặt khác, không để đá trực tiếp lên vết muỗi đốt trong hơn năm phút vì có thể khiến bé bị bỏng lạnh.

3. Mật ong

Mật ong là một trong biện pháp gợi ý để chữa muỗi đốt nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nếu con liên tục gãi vì ngứa, bạn chỉ cần nhỏ 1 giọt mật ong lên vết sưng trên da bé, thoa đều để làm giảm cảm giác khó chịu này.

4. Nha đam

Là một loại cây trồng khá phổ biến, nha đam có nhiều công dụng khá độc đáo. Gel nha đam đã được chứng minh có khả năng chống viêm và làm dịu vết côn trùng cắn, chẳng hạn như vết muỗi đốt. Để lấy gel, bạn chỉ cần bóc tách lớp vỏ cây và áp lên vết muỗi cắn, sau đó để khô.

5. Baking soda

Bột baking soda không những dễ kiếm mà còn đa tác dụng, chẳng hạn như trị ngứa khi bé bị muỗi đốt. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn bột cùng với nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sệt rồi bôi lên da bé. Để yên trong 10 phút và rửa sạch.

6. Húng quế

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hợp chất eugenol, được tìm thấy trong húng quế, có thể làm giảm ngứa da khi bé bị muỗi đốt. Bạn chỉ cần đun sôi 2 chén nước và thêm 15g lá húng quế khô rồi để nguội. Sau đó nhúng một miếng bông cotton và chà nhẹ lên vết muỗi đốt trên da bé.

7. Giấm táo

Từ lâu, giấm táo đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị nhiều bệnh, từ nhiễm trùng đến các vấn đề về đường huyết. Nếu bé bị muỗi đốt và cảm thấy ngứa, hãy nhỏ một giọt giấm lên vết cắn. Giấm có thể giúp giảm cảm giác châm chích và nóng rát. Giấm cũng hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên nếu bé lỡ tay gãi quá nhiều.

8. Hành tây

Nước dịch từ củ hành tây có công dụng giảm cơn ngứa trên da khi bé bị muỗi đốt. Bạn chỉ cần cắt một lát hành và thoa trực tiếp lên vết muỗi đốt trong vài phút rồi rửa sạch. Biện pháp này còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng nhờ đặc tính chống nấm tự nhiên có trong hành.

9. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm. Do vậy loại thảo mộc này sẽ giúp giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng da xung quanh vết muỗi đốt. Để trị muỗi đốt trên da trẻ nhỏ, bạn hãy nghiền nhuyễn lá xạ hương và bôi lên da con trong vòng 10 phút. Ngoài ra, ngâm cỏ xạ hương vào trong nước rồi dùng bông cotton xoa lên da cũng sẽ đem lại hiệu quả làm mát tự nhiên.

10. Tỏi

Tỏi là một phương thuốc hỗ trợ tự nhiên cho các tình trạng bệnh tim hoặc huyết áp cao khá nổi tiếng. Ngoài ra, tỏi còn giúp giảm nhẹ vết ngứa những lúc bé bị muỗi đốt.

Tuy nhiên, bạn không nên bôi trực tiếp nước tỏi tươi lên da bé bởi có thể gây ngứa hoặc châm chích. Thay vào đó, hãy băm nhuyễn tỏi và trộn cùng một chút kem dưỡng hoặc vaseline, biện pháp này sẽ giảm bớt độ mạnh của tỏi nhưng vẫn giữ được tác dụng kháng khuẩn tự nhiên.

Biện pháp giúp ngăn ngừa bé bị muỗi đốt bằng tinh dầu thiên nhiên

1. Dầu hoa oải hương

Hoa oải hương nghiền mịn không những tạo ra mùi thơm mà còn có thể xua đuổi muỗi khi chúng đến gần. Ngoài ra, bạn hãy thử dùng dầu oải hương và bôi lên những vùng da nhạy cảm của bé, chẳng hạn như mắt cá chân hoặc cánh tay.

2. Dầu quế

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đài Loan, dầu quế có thể tiêu diệt trứng muỗi và hoạt động như một loại thuốc chống muỗi trưởng thành, đáng chú ý nhất là muỗi vằn.

Để tạo thuốc chống muỗi từ dầu quế, bạn hãy pha loãng 20 giọt tinh dầu quế cùng 120ml nước. Có thể dùng dung dịch bằng cách xịt lên quần áo, đồ nội thất, rèm cửa… Bạn hãy cẩn thận khi thoa dầu quế cô đặc trực tiếp lên da bởi có nguy cơ gây kích ứng.

3. Dầu xạ hương

Khi đề cập đến việc đuổi muỗi truyền bệnh sốt rét, tinh dầu xạ hương là một trong những phương án tốt nhất cho vấn đề này. Công thức pha chế tinh dầu xạ hương đuổi muỗi gồm: 4 giọt dầu xạ hương trộn cùng 1 giọt dầu jojoba hoặc dầu ô liu.

4. Dầu tràm trà

Dầu cây tràm trà là một loại tinh dầu phổ biến và được biết đến với tính chất sát trùng, kháng khuẩn cũng như chống viêm. Mặt khác, các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng tinh dầu tràm trà còn có khả năng chống côn trùng hiệu quả.

Hầu hết các vết muỗi đốt đều vô hại nhưng vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm trong những trường hợp hiếm hoi. Do vậy, bố mẹ hãy chú ý đến việc phòng tránh côn trùng để hạn chế khả năng bé bị muỗi đốt. Ngoài ra, những biện pháp trị muỗi đốt từ tự nhiên sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và không gãi quá nhiều, giảm nguy cơ trầy xước da.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ đã biết cách thay quần áo cho trẻ sơ sinh?

(93)
Việc mặc quần áo cho trẻ sơ sinh là cách thông thường nhất để bảo vệ cơ thể non nớt của con khi chào đời. Tuy nhiên, việc thay quần áo như thế nào để ... [xem thêm]

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

(67)
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi thực phẩm hoặc nước uống bị lây nhiễm mầm bệnh, khiến người mắc phải vô cùng khó chịu. Vậy sau khi bị ngộ độc thực ... [xem thêm]

5 chất phụ gia có hại cho đường ruột

(88)
Khi ăn bánh mỳ hay các loại thực phẩm đóng hộp, bạn đã nạp vào người một lượng chất phụ gia nhất định. Một số chất phụ gia giúp bạn bảo quản ... [xem thêm]

Lợi ích của việc tập thể dục không chỉ bao gồm giảm cân!

(20)
Đa số mọi người đều cho rằng rèn luyện thể chất chỉ giúp bạn giảm cân và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động. Thực tế, các lợi ích của việc tập ... [xem thêm]

Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ hay không?

(81)
Nếu bé bú bình, việc xác định lượng sữa bé uống không quá khó. Tuy nhiên, khi bú mẹ, làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ lại là một thử thách. Nếu đây là ... [xem thêm]

Cho con sử dụng điện thoại di động: Lợi hay hại?

(16)
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, dường như người người, nhà nhà đều sắm cho mình ít nhất một chiếc điện thoại đi động. Trẻ em rất hứng ... [xem thêm]

Liệu có thể biết giới tính thai nhi dù không siêu âm?

(75)
Ngày nay mẹ bầu có thể dễ dàng biết mình sắp chào đón công chúa hay hoàng tử bằng việc siêu âm, tuy nhiên nhiều phụ huynh lại thích lựa chọn những cách ... [xem thêm]

5 loại sữa rửa mặt cho da khô với giá hạt dẻ

(20)
Bạn thuộc nhóm da khô? Bạn có biết rằng làn da khô luôn đi chung với sự nhạy cảm? Việc đầu tiên trong quy trình dưỡng da mà cô nàng nào cũng biết đó là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN