Bé đổ mồ hôi quá nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

(3.56) - 58 đánh giá

Bé đổ mồ hôi quá nhiều khiến bạn cảm thấy lo lắng vì sợ rằng bé đã mắc phải căn bệnh nào đó. Đừng quá lo, vì đó là chứng tăng tiết mồ hôi ở trẻ nhỏ.

Mồ hôi có chức năng điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi trên da bốc hơi có tác dụng làm mát cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều người (trẻ em và người lớn) bị đổ mồ hôi quá mức, vượt xa nhu cầu cần thiết của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm. Mồ hôi thường đổ nhiều ở mặt, nách, đầu, chân và tay.

Nguyên nhân của chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ vì hệ thống điều hòa thân nhiệt của bé vẫn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể nhắc đến là trẻ nhỏ thường ngủ sâu hơn người lớn. Nguyên nhân cụ thể của chứng tăng tiết mồ hôi vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường là do những nguyên nhân sau:

  • Các tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh
  • Bệnh mãn tính
  • Mất cân bằng nội tiết
  • Nhiễm trùng trong cơ thể.

Chẩn đoán bệnh tăng tiết mồ hôi

Để chẩn đoán về chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho bé thực hiện những bài kiểm tra sau:

1. Kiểm tra bằng giấy

Bác sĩ sẽ đặt một loại giấy đặc biệt thấm trên vùng da bị ra nhiều mồ hôi. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định lượng mồ hôi tiết ra là bao nhiêu.

2. Kiểm tra phản ứng của tinh bột với iốt

Bác sĩ sẽ bôi dung dịch iốt lên vùng da bị nghi ngờ ra nhiều mồ hôi, sau đó, rắc một ít tinh bột lên. Nếu vùng da nào bị ra nhiều mồ hôi thì tinh bột sẽ chuyển sang màu tím hoặc xanh đậm.

Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi ở trẻ nhỏ

1. Phương pháp phẫu thuật

Để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực (ETS). Hạch giao cảm là một bó tế bào, nơi mà các nhánh thần kinh giao cảm bắt đầu. Do đó, để giảm lượng mồ hôi tiết ra, bác sĩ sẽ tiến hành phá hủy hoặc cắt bỏ những hạch này. Tuy nhiên, khi thực hiện phẫu thuật, có một số rủi ro mà bạn cần phải biết như: nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, chảy máu.

2. Thuốc bôi ngoài da

Để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ có thể kê cho bé một số loại thuốc bôi ngoài da như thuốc kháng cholinergic và thuốc chống mồ hôi.

3. Thuốc uống

Ngoài phương pháp phẫu thuật, chứng tăng tiết mồ hôi còn có thể được điều trị bằng cách uống thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa cho bé một số thuốc như oxybutynin, propantheline, glycopyrrolate… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi sử dụng những thuốc này, bé có thể gặp những tác dụng phụ như các vấn đề về đường tiết niệu, khô miệng, táo bón, mắt mờ và tim đập nhanh.

Ngăn ngừa chứng tăng tiết mồ hôi

Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa chứng tăng tiết mồ hôi:

  • Khi bé ngủ, không nên đắp quá nhiều chăn cho bé. Thay vào đó, bạn hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng.
  • Ngoài ra, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp không quá nóng và cũng không quá lạnh.

Với người lớn, bạn có thể tham khảo thêm bài 8 cách đơn giản giúp hạn chế đổ mồ hôi quá nhiều.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng đổ mồ nhiều ở trẻ nhỏ. Tăng tiết mồ hôi không phải là một chứng bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không an tâm, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị thích hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Casein protein là gì mà giúp bạn nuôi dưỡng cơ bắp?

(58)
Casein là protein, whey cũng là protein. Vậy casein protein là gì mà có thể giúp nuôi dưỡng cơ bắp và sự khác biệt giữa hai loại protein này như thế nào?Dưới ... [xem thêm]

Có thể giúp con phát triển ngôn ngữ bằng cách nào?

(50)
Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ... [xem thêm]

Chọn trung tâm trị liệu vật lý trị liệu, những điều cần nhớ!

(25)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Điểm mặt 6 nguyên nhân khó thụ thai mà bạn có thể đang gặp phải

(76)
Vợ chồng bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không áp dụng các phương pháp tránh thai, rất hòa hợp trong chuyện gối chăn, bạn không nuôi con bú… nhưng đợi mãi vẫn ... [xem thêm]

Ngăn ngừa đột quỵ với 8 mẹo nhỏ nhưng hiệu quả

(87)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh tâm thần

(59)
Không giống như người lớn, bệnh tâm thần ở trẻ em rất khó phát hiện bởi vì triệu chứng của nó không điển hình như ở người lớn. Thỉnh thoảng, bạn ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ từ phẫu thuật thắt ống dẫn tinh

(46)
Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh là một hình thức triệt sản ở nam giới có hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ vẫn có khả năng xuất ... [xem thêm]

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng teo cơ người già sarcopenia?

(91)
Ở người cao tuổi, tình trạng khối cơ bắp bắt đầu có sự suy giảm rõ rệt gọi là sarcopenia. Liệu bạn có thể ngăn ngừa chứng teo cơ người già này?Bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN