Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Bệnh bụi phổi amiăng

(3.5) - 13 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh bụi phổi amiăng là bệnh gì?

Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên từng được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp vì nó có khả năng chịu nóng tốt và có thể dùng để cách nhiệt. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu tiếp xúc với amiăng cho đến khi phát bệnh có thể kéo dài 20 – 30 năm.

Thông thường, bạn sẽ phát bệnh vài năm sau khi tiếp xúc, xác suất mắc bệnh sẽ tăng nếu tiếp xúc với amiăng lâu hơn và nhiều hơn. Các bệnh liên quan đến bệnh bụi phổi amiăng thường khó có thể phát hiện được ngay nhưng có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với amiăng.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Bệnh bụi phổi amiăng có thể gây ra bệnh ở phổi hoặc ở lớp màng phổi (lớp mô bao phủ phổi), ví dụ như là dày dính màng phổi, tràn dịch màng phổi và ung thư màng phổi (u trung mô ác tính). Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bụi phổi amiăng?

Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất vì phổi bị nhỏ lại, cứng do có nhiều sẹo. Ngoài ra triệu chứng ho mãn tính và ho ra đờm cũng rất thường gặp.

Dày dính màng phổi thường không gây triệu chứng gì nhưng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư màng phổi (u trung biểu mô). Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ dịch ở khoảng trống giữa phổi và thành ngực. Tràn dịch lượng ít thường không có triệu chứng, tràn dịch lượng lớn có thể gây khó thở.

Các triệu chứng của u trung biểu mô ác tính bao gồm đau ngực, sụt cân và khó thở.

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có tiền sử tiếp xúc với amiăng và ngày càng thấy khó thở nặng dần, hãy đến khám bác sĩ để xem thử bạn có mắc phải bệnh bụi phổi amiăng không.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh bụi phổi amiăng?

Bệnht hường là do tiếp xúc thường xuyên tại nơi làm việc. Công nhân là ngườicó nguy cơ mắc cao nhất, bao gồm những người khai thác, sử dụng máy xay hoặc vận chuyển amiăng. Những người có nguy cơ thấp hơn là những thợ sửa chữa xe và công nhân xây dựng làm việc cài đặt, lắp đặt hoặc phá bỏ các sản phẩm làm bằng amiăng, những người làm việc gần nơi amiăng được sử dụng (thợ sơn, thợ mộc) và những người sống gần nhà máy amiăng hoặc mỏ amiăng.

Những lí do nào sẽ làm cho bệnh bụi phổi amiăng trở nên nặng hơn?

Bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn:

  • Tiếp xúc và ở gần những người bị nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Tiếp xúc với chất kích thích phổi như khói thuốc lá và không khí rất lạnh hoặc ẩm ướt;
  • Hút thuốc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh bụi phổi amiăng?

Hầu hết những người bị bụi phổi amiăng là do họ đã làm việc trong tình trạng tiếp xúc với lượng amiăng quá mức cho phép ở thời điểm trước khi chính phủ liên bang bắt đầu điều chỉnh việc sử dụng amiăng và sản phẩm amiăng trong năm 1970. Hiện nay, xử lý amiăng phải theo quy định nghiêm ngặt. Vì vậy, việc mắc phải bụi phổi amiăng là vô cùng hiếm nếu như bạn thực hiện theo quy trình an toàn của công ty.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi amiăng?

Những người làm việc trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nghiền quặng, sản xuất, lắp đặt hoặc loại bỏ các sản phẩm amiăng trước cuối thập niên 1970 có nguy cơ bị bụi phổi amiăng. Họ bao gồm:

  • Thợ mỏ amiăng;
  • Thợ sửa máy bay và ô tô cơ khí;
  • Công nhân xây dựng công trình;
  • Công nhân loại bỏ amiăng cách nhiệt xung quanh ống dẫn hơi nước trong các tòa nhà cũ;
  • Thợ điện;
  • Công nhân nhà máy đóng tàu;
  • Vận hành nồi hơi;
  • Công nhân đường sắt.

Nói chung, bạn sẽ an toàn khi ở gần các vật liệu được làm bằng amiăng khi các sợi amiăng được bao lại vì khi bao lại các sợi này sẽ không thể đi vào không khí.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bụi phổi amiăng?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên cơ sở các triệu chứng như khó thở, ho mãn tính, cùng với việc tiếp xúc amiăng kết hợp với kết quả xét nghiệm phổi và chụp X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bụi phổi amiăng?

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh còn hạn chế, không thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của xơ phổi. Một số người bệnh tiến triển nặng có thể cần phải cấy ghép phổi. Bác sĩ có thể cho bạn thở oxy để cải thiện triệu chứng khó thở và tăng khả năng chịu đựng. Bác sĩ cũng có thể sử dụng bình dưỡng khí cấp cứu để hỗ trợ việc hô hấp. Bạn nên tránh tiếp xúc nhiều với amiăng, việc tiếp xúc càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh khác. Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa xác định ở mức độ nào là an toàn nhất cho bạn tiếp xúc.

Bệnh không cần phải điều trị dày dính màng phổi, chỉ cần theo dõi là đủ. Nếu bạn bị u trung biểu mô ác tính thì tiên lượng rất xấu, bởi vì hiện nay không có phương pháp nào điều trị hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bụi phổi amiăng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc amiăng;
  • Thực hiện đúng theo quy trình bảo hộ lao động, chẳng hạn như đeo mặt nạ bảo vệ khi làm việc với amiăng;
  • Tiêm phòng cúm và viêm phổi do phế cầu khuẩn hàng năm;
  • Giữ hệ tim mạch khỏe mạnh bằng cách tập thể dục;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn ho nhiều, có đờm vàng hoặc xanh hay khó thở, sốt hoặc ớn lạnh;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau ngực, mới sưng mắt cá chân, sụt cân, có máu trong đờm hoặc da, ngón tay, môi sẫm màu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi

(33)
Bệnh tràn dịch màng phổi là một tình trạng phổ biến nhưng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy dịch tràn màng phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không? ... [xem thêm]

Hẹp động mạch thận

(30)
Định nghĩaHẹp động mạch thận là bệnh gì?Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận). ... [xem thêm]

Ốm nghén nặng

(38)
Định nghĩaChứng ốm nghén nặng là gì?Chứng ốm nghén nặng là một dạng chuyển biến của ốm nghén, với biểu hiện buồn nôn và nôn liên tục, dẫn tới mất ... [xem thêm]

Nhiễm sán dây chó

(57)
Tìm hiểu chungNhiễm sán dây chó là bệnh gì?Nhiễm sán dây chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một trong hai loại sán kim và sán dây đa nang. Các nhiễm trùng ... [xem thêm]
Đang tải ...

Lao hạt

(81)
Lao hạt có thể lây nhiễm đến bất kỳ các cơ quan nào như phổi, gan và lá lách.Tìm hiểu chungLao hạt là bệnh gì?Lao hạt là một hình thức vi khuẩn lao khuếch ... [xem thêm]

Trào ngược ở nhũ nhi

(63)
Tìm hiểu chungTrào ngược ở nhũ nhi là gì?Trào ngược ở nhũ nhi xảy ra khi thức ăn bị tống ngược từ dạ dày gây ra nôn ở trẻ. Tình trạng này hiếm khi ... [xem thêm]

Đau họng mạn tính

(99)
Tìm hiểu chungĐau họng mạn tính là bệnh gì?Đau họng là tình trạng đau, trầy xước hoặc kích ứng họng, thường nặng hơn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Bệnh bạch sản

(56)
Tìm hiểu chungBệnh bạch sản là gì?Bạch sản là bệnh gây ra những mảng da dày, trắng trên lưỡi và trong lớp lót niêm mạc miệng. Hút thuốc là nguyên nhân ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...