Lưỡi bản đồ

(4.47) - 59 đánh giá

Tìm hiểu chung

Lưỡi bản đồ là bệnh gì?

Lưỡi bản đồ là tên được đặt cho tình trạng xuất hiện hình ảnh giống như bản đồ trên bề mặt và hai bên lưỡi. Nó cũng có thể xảy ra ở các khu vực khác vùng miệng.

Lưỡi bản đồ là một tình trạng vô hại, lành tính, không liên quan đến bất kỳ tình trạng nhiễm trùng hoặc ung thư nào. Hai tên khác cho bệnh lưỡi bản đồ là viêm lưỡi di chuyển lành tính và ban đỏ di chuyển.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lưỡi bản đồ?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh lưỡi bản đồ là:

  • Các mảng tổn thương có hình dạng bất thường, bề mặt mịn, đỏ xuất hiện ở phía trên hoặc hai bên lưỡi của bạn
  • Thay đổi thường xuyên về vị trí, kích thước và hình dạng của tổn thương
  • Khó chịu, đau hoặc cảm giác nóng rát trong một số trường hợp, thường liên quan đến việc ăn các thức ăn cay hoặc có tính axit.

Nhiều người với bệnh lưỡi bản đồ không biểu hiện triệu chứng.

Lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Nó thường tự biến mất hoặc xuất hiện trở lại sau một thời gian.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Lưỡi bản đồ thường không nghiêm trọng – mặc dù đôi lúc gây khó chịu. Tuy nhiên, các tổn thương trên lưỡi có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng khác của lưỡi hoặc các bệnh ảnh hưởng đến toàn thân. Nếu bạn có tổn thương trên lưỡi mà không tự hết trong vòng 10 ngày, hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lưỡi bản đồ?

Nguyên nhân của bệnh lưỡi bản đồ không rõ và không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này. Các chuyên gia cho rằng có thể có một mối liên hệ giữa lưỡi bản đồ và bệnh vẩy nến hay với bệnh li-chen phẳng Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn các mối liên hệ này.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh lưỡi bản đồ?

Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 1-3% dân số, lưỡi bản đồ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng xảy ra ở tuổi trung niên hoặc người già. Bệnh phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lưỡi bản đồ?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lưỡi bản đồ, chẳng hạn như:

  • Lịch sử gia đình. Một số người bị lưỡi bản đồ có một lịch sử gia đình có cùng rối loạn này vì vậy các yếu tố di truyền có thể làm tăng rủi ro.
  • Lưỡi bị nứt. Những người có bệnh lưỡi bản đồ thường có kèm theo một rối loạn khác gọi là nứt lưỡi với sự xuất hiện của các rãnh sâu (vết nứt) trên bề mặt của lưỡi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lưỡi bản đồ?

Bác sĩ hoặc nha sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh lưỡi bản đồ dựa trên việc khám lưỡi và các triệu chứng bạn có.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể:

  • Sử dụng đèn chuyên dụng để kiểm tra lưỡi và miệng.
  • Yêu cầu bạn di chuyển lưỡi xung quanh ở các vị trí khác nhau
  • Nhẹ nhàng chạm vào lưỡi của bạn để kiểm tra độ nhạy cảm hay các bất thường xảy ra với kết cấu và độ nhất quán của lưỡi
  • Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lưỡi bản đồ?

Lưỡi bản đồ về cơ bản không đòi hỏi bất kỳ điều trị y tế nào. Mặc dù lưỡi bản đồ đôi khi có thể gây khó chịu, nhưng nhìn chung bệnh thường vô hại.

Để khắc phục những khó chịu hoặc nhạy cảm ở lưỡi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng các thuốc như:

  • Các thuốc giảm đau không cần toa
  • Súc miệng với thuốc gây tê
  • Súc miệng với dạng thuốc kháng histamine
  • Bôi thuốc mỡ corticosteroid hoặc nước súc có cortisteroid
  • Bổ sung vitamin B trong một số trường hợp

Vì các phương pháp điều trị chưa được nghiên cứu một cách nghiêm ngặt, lợi ích của chúng không rõ ràng. Do bệnh thường tự hết và không đoán trước được tiến triển của nó, vì vậy rất khó nói các thuốc điều trị triệu chứng có thực sự hiệu quả hay không.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lưỡi bản đồ?

Bạn có thể làm giảm sự khó chịu liên quan đến bệnh lưỡi bản đồ bằng cách tránh hoặc hạn chế các chất làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc vùng miệng, chẳng hạn như các thức ăn cay hoặc có tính axit cùng với đồ uống như rượu và thuốc lá.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dịch hạch

(13)
Tìm hiểu chungDịch hạch là bệnh gì?Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis gây ra. Vi khuẩn dịch hạch này ... [xem thêm]

Hội chứng Beckwith-Wiedemann

(40)
Định nghĩaHội chứng Beckwith-Wiedemann là gì?Hội chứng Beckwith-Wiedemann là một tình trạng bệnh lý do di truyền, trong đó trẻ sinh ra phát triển quá mức hay nói ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến giáp

(35)
Ở cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

Tổ hợp Carney

(64)
Định nghĩaTổ hợp Carney là gì?Tổ hợp Carney là một tình trạng di truyền hiếm gặp đặc trưng bởi da đốm, tăng sắc tố hoặc các vết đồi mồi; u liên ... [xem thêm]

Viêm nội mạc tử cung

(31)
Tìm hiểu chungViêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm niêm mạc tử cung, thường do nhiễm trùng gây ra. Bệnh thường không đe dọa tính mạng, nhưng điều quan ... [xem thêm]

Lỗ thông bầu dục

(23)
Tìm hiểu chungLỗ thông bầu dục là tình trạng gì?Lỗ thông bầu dục (PFO) là một lỗ nằm giữa tâm nhĩ trái và phải (buồng trên) của tim. Lỗ hổng này có ở ... [xem thêm]

MRI

(39)
Tìm hiểu chungMRI là gì?Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một xét nghiệm sử dụng lực nam châm mạnh, sóng radio và một máy tính để hiển thị hình ảnh chi tiết ... [xem thêm]

Xóa nhiễm sắc thể 10p

(26)
Tìm hiểu chungXóa nhiễm sắc thể 10p là gì?Xóa nhiễm sắc thể 10p là một rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp trong đó đầu mút nhánh ngắn (nhánh p) của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN