Bệnh nấm da ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

(3.72) - 35 đánh giá

Bệnh nấm da rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời sẽ là điều cần thiết để con có thể sinh hoạt thoải mái và không cảm thấy khó chịu.

Bệnh nấm da là tình trạng da bị nhiễm một loại vi nấm ngoài da (dermatophyte) sống trên tế bào da chết, tóc, móng hay cả trên da đầu.

Khi con mắc phải tình trạng trên ở giữa các ngón chân thì gọi là nấm chân hay bàn chân vận động viên. Nếu tình trạng nấm lan đến bẹn của trẻ thì gọi là nấm da đùi hay ngứa jock.

Triệu chứng bệnh nấm da

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy khi trẻ bị nhiễm nấm da, vùng da bị nhiễm sẽ nổi sẩn, mảng đỏ có vảy và rất ngứa. Sau đó, những chỗ da ngứa này sẽ biến thành mảng hình tròn hay bầu dục. Trẻ có thể có một hay vài mảng vảy. Bên ngoài vảy có thể gồ lên và có nhiều lỗ hổng.

Nấm da trên da đầu thường bắt đầu bằng nốt sưng mẩn hay vết lở loét nhỏ. Những vết lở này sau đó chuyển thành mảng dễ bong tróc hay có dạng vảy cá, trẻ sờ lên đầu sẽ thấy đau. Trẻ sẽ bị rụng tóc ở vùng da đầu bị nấm.

Cách phòng ngừa bệnh nấm da

Nấm da gây bệnh có mặt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, vẫn có những cách để cha mẹ có thể bảo vệ con khỏi bị nấm hay ngăn ngừa nấm lây lan như:

  • Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ và khô ráo;
  • Mang dép cho con ngay cả khi ở nhà, ở phòng thay quần áo hay nhà tắm công cộng;
  • Thay tất và quần lót cho trẻ khi bị dơ hay đã thấm nhiều mồ hôi;
  • Không nên cho trẻ dùng chung quần áo hay khăn tắm với người khác;
  • Giữ sạch sẽ các dụng cụ và quần áo thể thao của trẻ và không cho con dùng chung với bạn khác.

Sau khi chơi đùa với thú cưng, bố mẹ nên cho trẻ rửa tay sạch với xà phòng và nước. Nếu vật nuôi bị nấm, cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để điều trị. Như vậy nguy cơ bệnh nấm lây qua con sẽ không còn.

Cách trị bệnh nấm da ở trẻ nhỏ

Nếu bố mẹ muốn xử lý mảng da bị nhiễm trùng của con với kem trị nấm không kê toa thì trước hết cần làm sạch vùng da bị nấm. Hãy chọn sản phẩm có chứa từ 1−2% clotrimazole hay miconazole và đừng quên hỏi rõ dược sĩ về cách dùng, tác dụng phụ và chống chỉ định của thuốc.

Bố mẹ hãy bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị nấm cho bé, nên bôi lan ra ngoài rìa một chút 2 lần một ngày. Tiếp tục bôi thuốc cho trẻ khoảng hơn một tuần đến hai tuần sau khi chỗ da mẩn đỏ khỏi hẳn. Bố mẹ nhớ rửa tay kỹ sau khi bôi thuốc cho con nhé. Một số trẻ nhạy cảm với những loại kem này nên bố mẹ cần thoa trước một ít xem da trẻ phản ứng ra sao. Nếu vùng da nổi mẩn của trẻ trở nên nặng hơn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra biện pháp thay thế.

Thông thường, tình trạng bệnh nấm da sẽ cải thiện trong vòng 4 tuần chữa trị. Nếu trẻ bị lâu hơn thế hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp trẻ bị nấm da đầu thì rất khó để chữa bằng kem trị nấm nên cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kê đơn thuốc đặc trị và dầu gội phù hợp cho da đầu trẻ. Hãy thực hiện theo những phương pháp sau để loại bỏ toàn bộ bệnh nấm da khỏi môi trường sống của gia đình mình nhé.

  • Nhẹ nhàng rửa sạch và làm khô vùng da nhiễm trùng của trẻ. Hãy để ý đến cả vùng da giữa các ngón chân và các nếp gấp da nữa nhé;
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi thoa kem hoặc dầu gội trị nấm cho trẻ;
  • Hãy để riêng khăn tắm, drap trải giường, quần áo, lược và đồ chơi của trẻ. Giặt rửa thường xuyên để loại bỏ bào tử nấm gây bệnh;
  • Cho con mặc quần áo thoáng mát, tốt nhất là quần dài và áo dài tay có thể che phủ hết tay chân của con;
  • Không nên cho con để móng tay dài vì khi cào phải da, bé sẽ vô tình làm lây nhiễm đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh nấm da tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến trẻ sinh hoạt khó khăn và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ sẽ biết cách phòng ngừa và chăm sóc con khi bị nấm ngoài da.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những dấu hiệu của trường mầm non mà bạn không nên cho con học

(16)
Nếu đang phân vân giữa muôn vàn các trường mầm non, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào có được sự chọn lựa ưng ý và tránh những trường ... [xem thêm]

Gai sinh dục và những điều nhất định phải biết

(15)
Ở các nước châu Âu, bệnh gai sinh dục và bệnh sùi mào gà đều được gọi bằng một tên chung là “genital warts”. Xét về bản chất, gai sinh dục và sùi mào ... [xem thêm]

Làm sao để điều trị đau gan hiệu quả?

(100)
Đau gan là tình trạng rất phổ biến, nhưng nhiều người thường bỏ qua mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh ... [xem thêm]

Cốc nguyệt san là gì? Dùng thay thế băng vệ sinh được không?

(76)
Cốc nguyệt san (cốc kinh nguyệt) là sản phẩm vệ sinh phụ nữ thay thế cho băng vệ sinh hay tampon với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy khá phổ biến ở nhiều ... [xem thêm]

Tìm hiểu phương pháp vật lý trị liệu cho đau vai

(96)
Vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến cho các căn bệnh về xương khớp, giúp bệnh nhân phục hồi các chấn thương và bình phục cơ thể. ... [xem thêm]

Tại sao chúng ta thích xem phim kinh dị?

(58)
Hàng loạt các bộ phim ma hay phim kinh dị đang cháy vé trong dịp cuối năm, đặc biệt là cận kề với mùa lễ Halloween. Nhiều người xem phim với lý do là phim ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trong ngày kinh nguyệt

(74)
Mỗi tháng, các bạn nữ lại đau đầu với kỳ kinh nguyệt bởi nó hạn chế bạn khỏi nhiều thứ trong các hoạt động thường ngày. Thế nên, hãy biết cách ... [xem thêm]

Sự thật về hội chứng truyền máu song thai

(37)
Hội chứng truyền máu song thai (Twin-to-twin transfusion syndrome – TTTS) là một tình trạng hiếm gặp, nghiêm trọng có thể xảy ra trong khi mẹ bầu mang thai cặp song ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN