Bệnh quai bị và những điều cần biết

(3.55) - 88 đánh giá

Bệnh quai bị là gì? Đây là một trong những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu cho đến khi có vaccine phòng bệnh.

Nguyên nhân bệnh quai bị là do nhiễm virus paramyxovirus. Bệnh quai bị có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận trên cơ thể nhưng tổn thương thường gặp nhất là sưng đau ở 1 hoặc 2 bên hàm.

Tại Việt Nam, vaccine phòng bệnh quai bị đã được sử dụng rộng rãi từ lâu. Nhờ vậy, số ca mắc bệnh này đã giảm thiểu đáng kể.

Virus gây bệnh quai bị không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng khi mới xâm nhập vào cơ thể. Đến khi bùng phát, virus khiến bệnh nhân bị sưng tuyến nước bọt làm hàm và hai má bị phồng ra. Đồng thời, ở giai đoạn bùng phát, bệnh quai bị còn khiến bệnh nhân bị đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, đau đầu, đau cơ, người mệt mỏi và chán ăn.

Trong vòng 9 ngày sau khi triệu chứng bùng phát, virus quai bị rất dễ lây lan. Vì thế, bệnh nhân cần phải được điều trị và cách ly ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh quai bị. Trong khoảng thời gian đó, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bác sĩ điều trị sẽ cố gắng làm giảm nhẹ tác động của triệu chứng bằng cách cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau dòng ibuprofen như advil, motrin IB hoặc tylenol thuộc dòng acetaminophen.

Nguyên nhân bệnh quai bị

Virus quai bị dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành. Nếu bạn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh quai bị, bạn sẽ dễ mắc phải căn bệnh này khi bị dính nước bọt của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.

Bạn còn có thể mắc bệnh quai bị khi dùng chung ly, cốc hoặc các vật dụng cá nhân với người đang bị nhiễm virus quai bị.

Biến chứng bệnh quai bị

Hầu như các trường hợp bệnh quai bị không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi đã xảy ra, biến chứng sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề. Đa số biến chứng đều liên quan đến hiện tượng sưng và viêm ở một số bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như:

♣ Tinh hoàn: Tình trạng này được gọi là viêm lan. Nó làm một hoặc cả hai bên tinh hoàn sưng lên gây đau nhức, khó chịu cực độ. Điều may mắn là viêm lan không gây vô sinh.

♣ Não: Người bị nhiễm virus quai bị có thể bị viêm não hoặc viêm màng não khi virus di chuyển lên hệ thần kinh. Từ đó, bệnh nhân mắc bệnh quai bị có nhiều nguy cơ gặp phải những vấn đề thần kinh nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

♣ Tuyến tụy: Biến chứng quai bị xảy ra ở tuyến tụy sẽ gây ra chứng viêm tụy. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau dữ dội ở vùng bụng trên, buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, những biến chứng hiếm gặp khác của bệnh quai bị nhưng có thể xảy ra bao gồm:

♣ Mất thính lực: Bệnh nhân quai bị có nguy cơ bị suy giảm chức năng thính giác ở một hoặc cả hai bên tai. Biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng khi đã mắc phải, bệnh nhân phải chịu mất thính giác vĩnh viễn.

♣ Các vấn đề tim mạch: Đó có thể là bệnh viêm cơ tim hoặc những ảnh hưởng tiêu cực khác ở hệ thống tim mạch.

♣ Sẩy thai: Biến chứng này xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, với những thai phụ ở những tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sẩy thai càng cao hơn khi mắc bệnh quai bị.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh quai bị?

Mỗi năm, bệnh quai bị thường bùng phát trong giai đoạn tháng 10 đến khoảng tháng 6 năm sau.

Vì virus quai bị lây nhanh qua đường hô hấp nên những ai thường xuyên có mặt ở chỗ đông người như trẻ đi học mẫu giáo, thanh thiếu niên ở trường học hoặc người làm việc ở môi trường công sở là những đối tượng dễ bị virus quai bị tấn công.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vaccine phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với các nguyên nhân gây bệnh quai bị khi được tiêm phòng đầy đủ.

Vaccine quai bị thường được tiêm kết hợp ở dạng sởi – quai bị – rubella (MMR). Trẻ em cần được tiêm đủ 2 liều MMR trước khi đi học. Một liều vaccine không hoàn toàn có hiệu quả ngăn ngừa bệnh quai bị.

Những đối tượng được khuyến khích tiêm vaccine MMR là:

♣ Em bé từ 12 đến 15 tháng tuổi.

♣ Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi.

♣ Sinh viên đại học, người sắp đi du lịch sang vùng hoặc quốc gia khác.

♣ Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

♣ Nhân viên y tế hoặc người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với trẻ em.

Thông thường, mỗi người chỉ cần tiêm đủ 2 liều MMR là được. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống trong khu vực có dịch quai bị thì có thể bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn tiêm thêm liều thứ 3 để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.

Những ai không cần tiêm vaccine MMR?

Bạn không cần phải tiêm vaccine MMR nếu:

♣ Đã làm xét nghiệm máu chứng minh cơ thể bạn có khả năng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị và rubella.

♣ Được sinh ra trước năm 1957. Nhiều nghiên cứu y học tại Việt Nam cho biết hầu hết những người trong độ tuổi này đã nhiễm virus một cách tự nhiên nên cơ thể đã sinh ra kháng thể chống lại virus quai bị.

Ngoài ra, vaccine MMR cũng không được khuyến nghị cho những đối tượng sau:

♣ Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có kế hoạch mang thai trong vòng 1-2 tháng tới.

♣ Người có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc bị tổn thương nghiêm trọng.

♣ Người từng có phản ứng tiêu cực với kháng sinh meomycine hoặc bất kỳ thành phần nào khác của vaccine MMR.

♣ Người bị rối loạn máu.

♣ Bệnh nhân HIV/AIDS.

♣ Người có bệnh đang điều trị với các loại thuốc gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như steroid.

♣ Người vừa được tiêm một loại vaccine khác trong vòng 4 tuần qua.

Tác dụng phụ của vaccine phòng bệnh quai bị MMR

Trong hầu hết các trường hợp, vaccine MMR rất an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh quai bị. Giúp cơ thể tạo ra kháng thể quai bằng cách tiêm vaccine MMR an toàn hơn rất nhiều so với việc tạo kháng thể tự nhiên khi cơ thể nhiễm bệnh.

Đa số mọi người không gặp tác dụng phụ từ vaccine MMR nhưng cũng có một số trường hợp bị sốt nhẹ, phát ban hoặc đau khớp trong vài ngày sau khi tiêm.

Rất hiếm khi trẻ em tiêm vaccine MMR bị sốt co giật. Trong trường hợp bị sốt co giật sau khi tiêm MMR thì cơn co giật cũng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn nên chọn sản phẩm vệ sinh nào cho ngày đèn đỏ?

(87)
Thay vì dùng băng vệ sinh trong ngày đèn đỏ, bạn có thể chọn sản phẩm vệ sinh như quần lót nguyệt san, cốc nguyệt san, bọt biển vệ sinh… Đây là những ... [xem thêm]

Làm sao cắt giảm khẩu phần ăn mà không cảm thấy đói?

(35)
Những cơn đói do cắt giảm khẩu phần ăn trở thành nỗi ám ảnh với những người đang cố giảm cân hoặc ăn kiêng. Vậy làm thế nào để bạn vừa không tăng ... [xem thêm]

18 tuần

(59)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 18, bé có thể:Giữ đầu ổn định khi đứng thẳng;Nâng ngực lên khi nằm úp với trợ lực từ ... [xem thêm]

Bạn có thấu hiểu nhu cầu của người yêu?

(88)
“Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim”, sự khác biệt có thể khiến tình yêu thú vị hơn nhưng đồng thời cũng rất dễ gây ra xung đột trong ... [xem thêm]

Bạn có biết thuốc điều trị ung thư hoạt động ra sao?

(89)
Hiện nay, bác sĩ có rất nhiều phương án trong việc chữa ung thư. Thuốc điều trị ung thư chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số đó.Trong nhiều năm trở lại ... [xem thêm]

5 bài tập để kiểm tra độ tuổi cơ thể bạn

(40)
Để mức độ dẻo dai cũng như tuổi sinh học của bạn, Hello Bacsi gợi ý 5 bài tập giúp bạn kiểm tra độ tuổi cơ thể này. Bắt tay vào kiểm tra ngay thôi!Mỗi ... [xem thêm]

8 tác dụng phụ của omega 3 mà bạn cần lưu ý

(44)
Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, nhiều người không biết cách sử dụng thì sẽ có nguy ... [xem thêm]

Bí quyết rửa mặt bằng nước vo gạo để có làn da trắng sáng

(18)
Bạn thường bỏ đi rất nhiều nước vo gạo mỗi lần nấu cơm? Thay vì lãng phí như vậy, bạn có thể tận dụng loại nước này để chăm sóc da, bởi rửa mặt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN