Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Tụ máu dưới da

(4.1) - 50 đánh giá

Phần lớn trường hợp tụ máu dưới da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây vẫn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chịu tổn thương và cần được can thiệp, chăm sóc đúng cách.

Tìm hiểu chung

Tụ máu dưới da là gì?

Thành mao mạch bị tổn thương sẽ làm máu chảy vào các mô xung quanh, từ đó dẫn đến tình trạng tụ máu bầm dưới da. Khác với xuất huyết là chảy máu liên tục, máu tụ dưới da thường đông lại một phần.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tụ máu dưới da là gì?

Hiện tượng tụ máu dưới da có khả năng gây kích ứng và viêm. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và kích thước của tụ máu. Tuy nhiên, nhìn chung ở vị trí vết máu tụ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Sưng đỏ
  • Đau nhức
  • Ấm

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng tụ máu nghiêm trọng hoặc kích thước của nó tiếp tục tăng lên. Những trường hợp nghiêm trọng như tụ máu trong não (dưới màng cứng) hoặc tụ máu ngoài màng cứng thường cần được chăm sóc y tế và phẫu thuật nhanh chóng, đặc biệt nếu chúng liên quan đến các vấn đề về thần kinh.

Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra tụ máu dưới da?

Bất kỳ chấn thương vật lý nào, từ va chạm đơn thuần hay tai nạn xe cộ, đều có khả năng gây tụ máu dưới da. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu (aspirin, warfarin, clopidogrel, dipyridamole…)
  • Một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn như:
    • Nhiễm trùng Finger
    • Viêm cột sống dính khớp
    • Bệnh nấm móng
    • Hội chứng khoang là một biến chứng hiếm gặp của chảy máu và tụ máu do chấn thương.

Mang thai có liên quan đến xuất huyết dưới màng đệm khoảng 25%. Đây là loại bất thường phổ biến nhất ở thai phụ được phát hiện nhờ các chẩn đoán hình ảnh. Hầu hết các khối máu tụ từ nhỏ đến vừa thoái lui và không làm trầm trọng thêm tiên lượng bệnh nhân. Các cục máu đông hoặc xuất huyết trong ba tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của các vấn đề như nhau tiền đạo hoặc nhau bong non và được coi là trường hợp cấp cứu y tế.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tụ máu dưới da?

Kiểm tra một tụ máu bao gồm kiểm tra thể chất cùng với lịch sử y tế toàn diện. Nói chung, không có xét nghiệm máu đặc hiệu để đánh giá một tụ máu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình, các xét nghiệm sau đây có thể cần thiết, bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC)
  • Chỉ số đông máu
  • Chỉ số trao đổi chất
  • Xét nghiệm chức năng

Một số thủ thuật xét nghiệm hình ảnh đôi khi cũng có thể được chỉ định, chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp MRI.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tụ máu dưới da?

Chăm sóc y tế và điều trị dứt khoát tụ máu phụ thuộc vào vị trí của nó, những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng và triệu chứng xảy ra. Ví dụ như một khối máu nhỏ trong não có thể được theo dõi nếu bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, trong khi một bệnh nhân khác có chấn thương đầu có thể được yêu cầu phẫu thuật ngay để cứu sống mô não.

Điều tương tự cũng có thể đúng với bệnh nhân bị tụ máu trong ổ bụng. Nếu bệnh nhân ổn định thì có thể theo dõi hàng ngày, nhưng nếu bị sốc, họ có thể cần phải can thiệp phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát tụ máu?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tụ máu:

  • Nghỉ ngơi
  • Đá lạnh (chườm nước đá hoặc túi chườm lạnh trong vòng 20 phút tại một thời điểm, 4-8 lần một ngày)
  • Băng nén (có thể sử dụng băng đàn hồi)
  • Nâng cao (đặt khu vực bị thương cao hơn vùng tim)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Hạ natri máu

(12)
Tìm hiểu về bệnh hạ natri máuBệnh hạ natri máu là gì?Natri trong máu giúp kiểm soát lượng nước trong và xung quanh các tế bào trong cơ thể.Hạ natri máu là ... [xem thêm]

Gãy cổ xương đùi

(95)
Định nghĩaGãy cổ xương đùi là bệnh gì?Gãy cổ xương đùi là tình trạng gãy xương đùi ở gần khớp hông. Khớp hông là một khớp dạng cầu, là điểm giao ... [xem thêm]

Hay quên

(90)
Định nghĩaBệnh hay quên (đãng trí) là bệnh gì?Hay quên, còn được gọi là bệnh đãng trí có thể là một phần bình thường của sự lão hóa. Khi lớn tuổi, ... [xem thêm]

Loạn sản kết hợp mũi hàm

(27)
Định nghĩaLoạn sản kết hợp mũi hàm là gì?Loạn sản kết hợp mũi hàm là một khiếm khuyết phát triển hiếm hoi xuất hiện từ khi sinh (bẩm sinh). Các rối ... [xem thêm]
Đang tải ...

Các tiếng thổi ở tim

(64)
Tìm hiểu chungCác tiếng thổi ở tim là gì?Các tiếng thổi ở tim là những âm thanh xuất hiện trong chu kỳ nhịp tim – chẳng hạn như tiếng rít hay tiếng sột ... [xem thêm]

Nhiệt miệng

(13)
Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng từng mắc một lần trong đời. Vậy nhiệt miệng là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? ... [xem thêm]

Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ

(69)
Tìm hiểu chungViêm khớp nhiễm trùng sinh mủ là bệnh gì?Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ là một bệnh nhiễm trùng gây đau do các vi trùng gây ra sau khi đi qua máu ... [xem thêm]

Tiểu không kiểm soát

(82)
Tìm hiểu chungTiểu không kiểm soát là gì?Tiểu không kiểm soát là một vấn đề phổ biến và gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Mức độ nghiêm trọng của ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...