Tiêu chảy cấp do virus Rota

(4.25) - 60 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tiêu chảy cấp do virus Rota là bệnh gì?

Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêu chảy cấp do virus Rota có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus Rota ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của tiêu chảy cấp do virus Rota là gì?

Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do virus Rota chỉ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 1 đến 3 ngày.

Nôn mửa là dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy cấp. Sau đó, trẻ sẽ bị tiêu chảy và sốt. Đa số bệnh nhi nhiễm virus Rota đều mất một lượng lớn nước so với cơ thể các bé. Tiêu chảy nặng nhất kéo dài trong 4 đến 8 ngày nhưng các đợt tiêu chảy vẫn có thể trở lại ngay khi trẻ thấy đỡ hơn. Ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần.

Tiêu chảy, đặc biệt là cùng lúc với nôn mửa, sẽ dẫn đến mất nước nhanh chóng ở bệnh nhi. Vì vậy, bạn cần phải theo dõi kỹ càng dấu hiệu mất nước của trẻ và liên tục bổ sung nước cùng sữa.

Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc mang trẻ đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Tiêu chảy ngày càng nặng, tiêu chảy có máu;
  • Nôn mửa liên tục trong hơn ba tiếng;
  • Sốt trên 39 độ C;
  • Lờ đờ, khó chịu hoặc đau đớn;
  • Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước như: khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, buồn ngủ bất thường.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp do virus Rota là gì?

Virus Rota theo phân ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với trẻ khác, virus sẽ nhiễm vào trẻ đó qua đường miệng (khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật). Các bảo mẫu hoặc người chăm sóc bé cũng có thể lan truyền virus nếu không rửa tay sạch sau khi thay tã.

Virus Rota có thể sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo và vài tiếng đồng hồ trên tay người. Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có khả năng lây nhiễm cao.


Xem biểu đồ giải phẫu bệnh tiêu chảy để hiểu rõ

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tiêu chảy cấp do virus Rota?

Trẻ từ 6 đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota nghiêm trọng cao hơn trẻ khác. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota ở các nước đang và kém phát triển lại có nguy cơ tử vong cao hơn do khó khăn về cơ sở vật chất và hỗ trợ y tế. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do virus Rota?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do virus Rota bao gồm:

  • Trẻ sinh ra với cân nặng thấp, hệ miễn dịch yếu;
  • Cho trẻ uống sữa công thức thay vì cho bú sữa mẹ;
  • Cho trẻ đến nhà giữ trẻ và người chăm sóc trẻ còn ít tuổi hoặc thiếu kinh nghiệm.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiêu chảy cấp do virus Rota?

Tiêu chảy cấp do virus Rota được chẩn đoán thông qua kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm phân. Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng của trẻ và hỏi bạn về thông tin sức khỏe cũng như thời gian và độ nặng của triệu chứng tiêu chảy của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ thu thập mẫu phân để xét nghiệm xem có dấu hiệu nhiễm virus hay không để chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota?

Việc điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota chủ yếu là hỗ trợ cho trẻ tự đề kháng virus, bao gồm:

  • Tăng lượng nước uống và cung cấp đủ dinh dưỡng. Dung dịch Oresol tránh mất nước và trị tiêu chảy có thể được dùng dưới hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày;
  • Không nên cho trẻ uống nước uống có cồn hoặc có ga;
  • Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ,
  • Trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn có thể bắt đầu ăn những thức ăn cứng khi có thể.

Nếu tình trạng của trẻ không dược cải thiện, trẻ cần phải được nhập viện để theo dõi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiêu chảy cấp do virus Rota?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng tiêu chảy cấp của trẻ dễ dàng nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế sự lây nhiễm virus Rota;
  • Giữ trẻ mắc bệnh ở nhà, tránh xa các trẻ khác cho đến khi trẻ hết tiêu chảy;
  • Không cho trẻ uống các loại thuốc khi trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngộ độc rượu

(77)
Tìm hiểu chungNgộ độc rượu là tình trạng gì?Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn uống một lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ... [xem thêm]

Cảm lạnh và cúm

(99)
Tìm hiểu chungCảm lạnh và cúm là bệnh gì?Cảm lạnh thông thường và cúm lúc đầu có thể tương tự, đều là những căn bệnh đường hô hấp và có thể gây ... [xem thêm]

Sản giật

(45)
Tìm hiểu chungSản giật là bệnh gì?Sản giật là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng của tiền ... [xem thêm]

Vết cắn và đốt

(61)
Định nghĩaCác vết cắn và đốt là gì?Vết cắn thường do các loài như kiến, bọ chét, ruồi, muỗi gây nên. Vết đốt thường do ong vò vẽ, ong bắp cày tạo ... [xem thêm]

Viêm màng não

(27)
Viêm màng não có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị ... [xem thêm]

Ung thư thanh quản

(12)
Tìm hiểu chungUng thư thanh quản là bệnh gì?Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên ... [xem thêm]

Xơ gan ứ mật nguyên phát

(97)
Nhiệm vụ của mật là giúp phân giải chất béo trong ruột, đồng thời hỗ trợ hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K. Ở gan có những ống nhỏ ... [xem thêm]

Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD

(33)
Tìm hiểu chungNhiễm Mycoplasma Genitalium STD là gì?Mycoplasma genitalium (MG) lần đầu tiên được xác định vào đầu những năm 1980, là một loại vi khuẩn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN