Bệnh tiểu đường thai kỳ: Chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị kẻo muộn!

(3.61) - 13 đánh giá

Bệnh đái tháo đường thai kỳ (hay trước đây được gọi là tiểu đường thai kỳ) là bệnh lý thường gặp với nhiều thai phụ. Nếu không tìm hiểu rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời, bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ được xem là nỗi lo sợ với rất nhiều thai phụ. Chẩn đoán sớm để phát hiện và kiểm soát bệnh hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi an toàn. Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, nhau thai tiết ra các hormone có khả năng làm tăng đường huyết. Thông thường, tuyến tụy tiết ra đủ lượng insulin để vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Nếu tụy không sản xuất đủ insulin, glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu dẫn đến tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ

Bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Thừa cân, béo phì trước khi mang thai
  • Người Mỹ gốc Phi, châu Á, Mỹ Latinh, người da đỏ
  • Tiền đái tháo đường (đường huyết cao nhưng chưa đủ chuẩn chẩn đoán đái tháo đường)
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
  • Tiền sử từng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số đường huyết nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Trường hợp bạn không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra đường huyết vào tuần thai 24–28.

Để xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn đói qua đêm và sáng hôm sau uống một lượng đường theo quy định. Bác sĩ sẽ lấy máu kiểm tra đường huyết ba lần: trước khi uống nước đường, sau khi uống nước đường 1 giờ và sau 2 giờ. Kết quả nếu lượng đường trong máu cao hơn giá trị tham chiếu bình thường thì bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu tất cả kết quả đều bình thường nhưng bạn lại nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi sau đó thêm vài lần để chắc chắn mọi thứ đều ổn.

Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Để phòng ngừa và điều trị đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu:

  • Kiểm tra đường huyết 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm ketone, một sản phẩm chuyển hóa xuất hiện khi đường huyết không được kiểm soát tốt
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh dành riêng cho người tiểu đường thai kỳ
  • Tập thể dục, vận động hàng ngày

Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn và cho biết khi nào cần điều trị bệnh bằng insulin hay các loại thuốc khác.

Hy vọng bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 lý do vì sao phụ nữ thích làm bạn với đàn ông gay

(14)
Đừng ngạc nhiên khi thấy phụ nữ kết thân với đàn ông gay, họ thậm chí còn có rất nhiều ưu thế vượt trội để xây dựng một tình bạn lâu bền ... [xem thêm]

Những điều nên biết về viêm gan E (HEV)

(80)
Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 20 triệu người nhiễm bệnh viêm gan E, hơn 3 triệu trường hợp có triệu chứng của bệnh ... [xem thêm]

10 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng của 80% nữ giới

(19)
Kem chống nắng là một người bạn không thể thiếu đối với chúng ta, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ... [xem thêm]

Cảnh giác với bệnh rận mu

(64)
Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần ... [xem thêm]

8 bước thông minh để mua bảo hiểm nhân thọ

(94)
Bảo hiểm nhân thọ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định tài chính và hạnh phúc của gia đình bạn. Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ ... [xem thêm]

Ăn uống như thế nào để bổ não?

(59)
Các báo cáo khoa học cho thấy gần 2/3 số người thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày đều không gặp phải những vấn ... [xem thêm]

Tảo hồ bơi, những hiểm họa tiềm tàng và biện pháp khắc phục

(62)
Tên thông thường: AFA, Algae, Algas Verdiazul, Algues Bleu-Vert, Algues Bleu-Vert du Lac Klamath, Anabaena, Aphanizomenon flos-aquae, Arthrospira maxima, Arthrospira platensis, BGA, Blue Green ... [xem thêm]

5 dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh và 10 dấu hiệu thai yếu bạn cần biết

(59)
Dấu hiệu thai yếu và dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh đều là vấn đề cần được mẹ bầu quan tâm lưu ý để bé yêu chào đời một cách hoàn hảo nhất.Nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN