Bệnh tưa miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

(4.15) - 90 đánh giá

Nuôi con bằng sữa mẹ là một việc luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho bé, trong đó tưa miệng là một vấn đề phổ biến nhất.

Bệnh tưa miệng là tình trạng nhiễm nấm xảy ra khi bé đang bú sữa mẹ. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến vú của mẹ và miệng của bé. Nếu không can thiệp sớm, bé sẽ đau đớn, dẫn đến việc bỏ bú hoặc bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, Chúng tôi mời bạn tìm hiểu bài viết sau:

Vì sao bé mắc bệnh tưa miệng?

Nấm Candida albiacans thường phát triển ở những nơi ẩm và có đường. Do đó, miệng của bé trong thời gian bú mẹ là một môi trường thuận lợi để nấm Candida phát triển. Loại nấm này tồn tại trong cơ thể chúng ta nhưng các loại vi khuẩn có lợi đã ngăn chặn sự tác động của chúng.

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tưa miệng:

  • Những đốm trắng trên ngực hoặc núm vú của mẹ lây sang miệng bé;
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn có màu vàng nhạt và gây chảy mủ;
  • Hội chứng Reynaud;
  • Thời gian bé ngậm vú lâu hơn bình thường cũng dễ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển;
  • Bệnh chàm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tưa miệng ở trẻ.

Dấu hiệu bị nhiễm nấm

1. Ở mẹ:

  • Đau ở cả hai ngực và núm vú sau vài ngày hoặc vài tuần cho con bú;
  • Cơn đau ngực hoặc núm vú có thể kéo dài khoảng một giờ;
  • Bạn bị đau núm vú sau khi cho con bú;
  • Da bị ngứa và rất nhạy cảm khi chạm vào;
  • Bạn có cảm giác nóng trên núm vú.

2. Ở con:

  • Lưỡi hoặc môi của bé có thể có màu trắng bóng;
  • Xuất hiện các mảng vảy màu trắng kem trong miệng của bé, trong má hoặc lưỡi.

Chăm sóc khi trẻ bị tưa miệng

  • Trước tiên, bạn thử dùng các biện pháp dân gian như giã nát rau ngót, vắt lấy nước hoặc dùng mật ong, nước trà xanh, nước muối sinh lý 0,9% rơ miệng, lưỡi cho trẻ. Chú ý, mật ong chỉ dùng rơ lưỡi cho trẻ trên 1 tuổi nhé. Bạn rơ bằng cách này 2 – 3 lần/ngày.
  • Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đưa con đi Bệnh viện Nhi Đồng hoặc khoa nhi tại các bệnh viện để khám và điều trị.

Lưu ý

  • Không hôn miệng bé, tránh lây nước bọt của bạn sang bé.
  • Bạn rửa tay sạch sẽ trước khi rơ miệng cho trẻ.
  • Chỉ rơ lưỡi nhẹ nhàng, không chà sát lưỡi mạnh tay.
  • Các bước rơ lưỡi: Dùng miếng gạc bọc vào đầu ngón trỏ. Khi bắt đầu, bạn chà ngón tay lên 2 hàm của trẻ, sau đó di chuyển ngón tay từ cuống lưỡi ra ngoài, chà tiếp 2 bên má trong và những vị trí còn lại. Không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ gây kích thích nôn trớ.
  • Chỉ rơ lưỡi trước khi cho bé ăn để tránh nôn trớ.

Phòng ngừa trẻ bị tưa miệng

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể làm để phòng ngừa nhiễm nấm:

  • Sử dụng khăn tắm riêng cho mỗi thành viên trong gia đình;
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa;
  • Vệ sinh vú bằng nước sạch sau khi cho con bú sữa mẹ;
  • Dùng tỏi chế biến thức ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm mốc và các bệnh nhiễm nấm khác;
  • Giặt quần áo và vệ sinh đồ chơi của bé bằng nước nóng để diệt các loại bào tử nấm bám vào chúng;
  • Giảm lượng đường và nấm men trong chế độ ăn uống;
  • Sau khi trẻ bú sữa, bạn cho con uống thêm một chút nước đun sôi để nguội nhằm tráng lại miệng và không có cặn sữa còn lưu lại;
  • Vệ sinh bình nước và dụng cụ ăn của bé hàng ngày.
  • Mỗi ngày, bạn vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu biết gì về tình trạng tụ máu dưới màng đệm?

(25)
Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm và các mẹ bầu cần phải thật chú ý đến sức khỏe của bản thân. Những bất thường xảy ra trong thời kỳ này có ... [xem thêm]

Thời gian ngủ cho trẻ bao nhiêu là đủ?

(94)
Tùy theo độ tuổi, thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh có thể lên tới 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự ... [xem thêm]

Panic attack là gì mà khiến bạn hoảng loạn?

(39)
Panic attack là những cơn hoảng loạn khiến bạn bỗng nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hay thậm chí là có những suy nghĩ tiêu cực. Vậy panic attack là gì mà ... [xem thêm]

Bạn nên tập cardio bao nhiêu là đủ?

(13)
Bạn cố gắng tập cardio liên tục vì muốn giảm cân nhanh chóng để có vóc dáng thon gọn hơn? Nếu không tìm hiêu tập cardio bao nhiêu là hợp lý, bạn có thể ... [xem thêm]

Khó chịu vì chàm dị ứng tái phát

(28)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(20)
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da ... [xem thêm]

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

(44)
Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần ... [xem thêm]

Ăn trái cây thổi bay hen suyễn

(100)
Không chỉ bổ sung chất xơ hay giúp da tươi trẻ hơn, trái cây với vô vàn dưỡng chất đi kèm còn giúp chúng ta phòng ngừa và đẩy lùi căn bệnh hen suyễn. Hãy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN