Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

U sọ hầu

(4.44) - 12 đánh giá

Định nghĩa

Bệnh u sọ hầu là gì?

Bệnh u sọ hầu là tình trạng khối u phát triển gần tuyến yên và sát xương sọ. U sọ hầu chiếm khoảng từ 2% – 4% các ca u não. Hầu hết các khối u phát triển chậm và lành tính (không gây ung thư).

Những ai thường mắc phải bệnh u sọ hầu?

U sọ hầu thường ảnh hưởng ở trẻ từ 5-10 tuổi. Tỷ lệ bé trai và bé gái mắc bệnh u sọ hầu gần như bằng nhau. Trong vài trường hợp, u sọ hầu cũng có thể xuất hiện ở người lớn tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u sọ hầu là gì?

Ở giai đoạn đầu, các khối u thường phát triển chậm, do đó sau 1–2 năm, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, các triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng rõ ràng và phổ biến nhất chính là đau đầu hoặc mất một phần thị lực.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng phụ như:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường không rõ nguyên nhân;
  • Mất ngủ;
  • Buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt vào buổi sáng;
  • Mất khả năng giữ thăng bằng;

Những khối u lớn có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ, són tiểu, trầm cảm và hôn mê.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Báo với bác sĩ nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:

  • Đau đầu: cơn đau đầu có thể xuất hiện vào buổi sáng.
  • Thị lực thay đổi, suy giảm hoặc mất một phần thị lực.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Mất khả năng giữ thăng bằng.
  • Khát nước
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đầu to bất thường (đối với trẻ sơ sinh).
  • Buồn ngủ.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Vóc người thấp, dậy thì muộn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh u sọ hầu là gì?

U sọ hầu xảy ra do sự phát triển quá mức của các tế bào xung quanh tuyến yên. Nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào này vẫn đang được nghiên cứu.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u sọ hầu?

Hiện nay, vẫn chưa rõ những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u sọ hầu. Các nghiên cứu về tính di truyền của u sọ hầu vẫn đang được tiến hành, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận cụ thể.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh u sọ hầu?

Thông thường, phương pháp điều trị u sọ hầu phổ biến nhất chính là phẫu thuật. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn liệu pháp xạ trị hoặc xạ trị kèm tiểu phẫu. Sau điều trị, bệnh nhân cần chụp MRI (cộng hưởng từ) để xác định xem liệu khối u đã được loại bỏ hoàn toàn chưa. Nếu khối u không thể được loại bỏ hết qua quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được xạ trị để loại bỏ hoàn toàn khối u còn sót lại.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh u sọ hầu?

Để chẩn đoán u sọ hầu, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm hormone và kiểm tra thị lực. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI (cộng hưởng từ) hoặc chụp CT não để xác định vị trí khối u.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u sọ hầu?

Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình, bạn cần duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Luôn giữ vững tinh thần lạc quan và yêu đời.
  • Thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn tái khám đúng lịch hẹn và thực hiện các xét nghiệm định kỳ để theo dõi tiến triển của khối u.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

(49)
Tìm hiểu chungViêm động mạch tế bào khổng lồ là bệnh gì?Viêm động mạch tế bào khổng lồ là tình trạng viêm niêm mạc động mạch. Thông thường, bệnh ... [xem thêm]

Tinh hoàn co rút

(20)
Tìm hiểu chungTinh hoàn co rút là gì?Tinh hoàn co rút là một tinh hoàn có thể di chuyển qua lại giữa bìu và bẹn. Khi tinh hoàn co rút đang ở vùng háng, nó có thể ... [xem thêm]

Wolff-Parkinson-White

(96)
Tìm hiểu chungWolff-Parkinson-White là hội chứng gì?Wolff-Parkinson-White là hội chứng xảy ra khi có thêm một đường dẫn điện giữa các buồng trên và buồng dưới ... [xem thêm]

Ung thư phổi tế bào nhỏ

(43)
Tìm hiểu về ung thư phổi tế bào nhỏBệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?Ung thư phổi là tình trạng khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh chóng ... [xem thêm]
Đang tải ...

Lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

(93)
Định nghĩaLỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn) là gì?Bệnh lỵ trực trùng, hay còn gọi là lỵ trực khuẩn hoặc xích lỵ, là bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ ... [xem thêm]

Đo mật độ xương (BMD)

(82)
Tìm hiểu về đo mật độ xươngĐo mật độ xương (BMD) là gì?Đo mật độ xương (BMD), còn được gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương, là phương pháp sử ... [xem thêm]

Loãng xương ở nam giới

(31)
Tìm hiểu chungLoãng xương ở nam giới là bệnh gì?Loãng xương là một rối loạn làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Xương giòn đến mức khi bị ngã hoặc ... [xem thêm]

Bán hẹp bao quy đầu

(74)
Tìm hiểu về bán hẹp bao quy đầuBán hẹp bao quy đầu là gì?Bán hẹp bao quy đầu (còn gọi là thắt nghẹt bao quy đầu) là một tình trạng chỉ ảnh hưởng ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...