Bệnh ung thư máu có di truyền không?

(3.99) - 42 đánh giá

Ung thư máu có di truyền không? Đây có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, di truyền chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải nguyên nhân gây bệnh.

Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành “căn bệnh thế kỷ” với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Trong đó, ung thư máu là loại ung thư cực kỳ phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân ung thư máu, nhưng các yếu tố như di truyền hoặc môi trường xung quanh sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người lo lắng, không biết ung thư máu có di truyền không? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ung thư máu là gì?

Máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tiểu cầu giúp đông máu. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào bạch cầu tăng đột biến và nhanh ở tủy xương. Sau đó, do không đủ chất dinh dưỡng, các tế bào bạch cầu này sẽ ăn hồng cầu, khiến người bệnh bị thiếu máu và cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng.

Bệnh ung thư máu có 3 nhóm chính, đó là:

  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh ung thư hạch bạch huyết
  • U đa tủy

Mặc dù các loại ung thư máu này sẽ có những biểu hiện đặc trưng, nhưng một số triệu chứng ung thư máu chung bạn có thể nhận thấy như:

  • Những đốm đỏ hoặc bầm tím và chảy máu bất thường trên da
  • Cực kỳ cảm thấy mệt mỏi dù đã nghỉ ngơi đầy đủ
  • Đau xương khớp
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Dễ nhiễm trùng
  • Sụt cân đột ngột, không chủ ý
  • Chảy máu cam
  • Sốt thường xuyên
  • Đau bụng

Bạn có thể xem thêm: Trẻ mắc bệnh bạch cầu có khỏi hay không?

Bệnh ung thư máu có di truyền không?

Mặc dù hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư máu là di truyền và môi trường xung quanh, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào xác nhận ung thư máu có di truyền. Theo các bác sĩ, hầu hết trường hợp ung thư máu là không di truyền. Tuy nhiên, một số vấn đề về đột biến di truyền hoặc các tình trạng sức khỏe liên quan đến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, như hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch…

Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển bệnh. Ngược lại, một số người lại mắc ung thư máu dù không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Tốt nhất, bạn nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm: 6 dấu hiệu bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu

Bên cạnh di truyền, một số yếu tố khác cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu, bao gồm:

  • Nhiễm phóng xạ: nếu bạn phơi nhiễm một lượng lớn phóng xạ trong thời gian dài sẽ có nguy cơ rất cao mắc ung thư máu. Đặc biệt, những người làm việc trong nhà máy năng lượng hạt nhân hoặc chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm phóng xạ nếu không được trang bị đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn.
  • Hút thuốc: nhiều người cho rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư miệng. Tuy nhiên, thuốc lá còn là yếu tố góp phần gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư máu.
  • Tiếp xúc với hóa chất: bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư máu nếu tiếp xúc với hóa chất như benzen. Benzen thường dùng trong ngành công nghiệp cao su, nhà máy lọc dầu, hóa chất, sản xuất giày và các ngành công nghiệp liên quan đến xăng.
  • Từng điều trị ung thư: các phương pháp điều trị chính cho ung thư là hóa trị và xạ trị cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc ung thư máu sau khi điều trị ung thư là rất ít.
  • Rối loạn máu: một số bệnh rối loạn máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, chẳng hạn như myeloproliferative mãn tính (tình trạng khiến các tế bào máu phát triển nhanh và bất thường, cơ thể bắt đầu sinh ra quá nhiều hồng cầu), tăng tiểu cầu thiết yếu (cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu) và myelofibrosis tự phát (rối loạn tủy xương).

Ung thư máu có lây không?

Bên cạnh vấn đề “ung thư máu có di truyền không”, nhiều người còn thắc mắc “ung thư máu có lây không” vì đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Theo các chuyên gia, ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Chỉ những bệnh do virus gây ra mới có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, quan hệ tình dục…

Vì vậy, bạn và người thân có thể yên tâm nói chuyện và tiếp xúc mà không lo bị lây nhiễm nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách kiểm soát nổi mề đay ở trẻ

(59)
Nổi mề đay thường là do dị ứng, và trong một số trường hợp sẽ tự biến mất trong 24 giờ. Nổi mề đay rất phổ biến ở trẻ em và hầu hết các em nhỏ ... [xem thêm]

Top 7 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bác sĩ khuyên dùng

(90)
Dưới đây là 7 thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe mà các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung mỗi ngày. Hãy cùng xem 7 thực phẩm ấy là gì nhé.Thực phẩm có thể ... [xem thêm]

5 dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng suy tim

(33)
Suy tim là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Để kịp thời điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển xấu hơn thì bạn nên biết những dấu ... [xem thêm]

Trẻ có bàn chân bẹt có cần phải điều trị?

(47)
Bàn chân bẹt là một tật phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, có đến 1/3 số trẻ em Châu Á bị bàn chân bẹt. Vậy có cần chữa tật này cho trẻ ... [xem thêm]

Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

(54)
Nổi mề đay cấp tính với những cơn ngứa dữ dội, điên cuồng là một trong những cảm giác cực kỳ khó chịu. Nếu ai đã từng một lần trải qua chắc chắn ... [xem thêm]

Niềng răng móm để gương mặt bạn thêm hài hòa

(80)
Sau khi niềng răng móm, bạn không chỉ có gương mặt ưa nhìn hơn mà sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện. Vậy quy trình niềng răng móm giá bao nhiêu và ... [xem thêm]

Tăng huyết áp vào buổi sáng: Nhân tố nào đang âm thầm gây ra?

(53)
Theo nghiên cứu, huyết áp có xu hướng tăng cao vào buổi sáng do nhiều nhân tố không ngờ tới. Bạn đã biết đến những nhân tố này?Bài viết sau sẽ bật mí ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm giàu chất sắt cho bé cưng nhà bạn

(94)
Bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu chất sắt cho bé sẽ giúp con hạn chế được nguy cơ thiếu máu. tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng. Sắt là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN