Xét nghiệm Hp qua hơi thở

(3.58) - 74 đánh giá

Tìm hiểu về xét nghiệm Hp qua hơi thở

Xét nghiệm Hp qua hơi thở là gì?

Xét nghiệm Hp qua hơi thở được thực hiện để xác định sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori – một trong những nguyên nhân gây viêm, loét và teo dạ dày. Xét nghiệm hơi thở có mức chẩn đoán chính xác rất cao (80-90%) và không xâm lấn. Do đó, đây là phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định.

Ưu và nhược điểm xét nghiệm Hp qua hơi thở

Ưu điểm

  • Độ nhạy cao: có khả năng phát hiện vi khuẩn Hp khoảng 95%, cho dù vi khuẩn hoạt động ở mức thấp nhất
  • Độ chuyên biệt cao
  • Độ chính xác cao
  • Tiết kiệm thời gian
  • An toàn, không gây đau
  • Có thể giúp kiểm tra hiệu quả điều trị Hp
  • Đánh giá chính xác lượng Hp đang hoạt động

Nhược điểm

Vì đây là thủ thuật không xâm lấn nên bác sĩ thường không thể quan sát được niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Từ đó, họ có thể bỏ sót các vấn đề ở đường tiêu hóa như polyp, u thực quản, u dạ dày… Ngoài ra, thủ thuật này không phù hợp cho những người có dấu hiệu nguy hiểm như nôn hay đại tiện ra máu, đau dạ dày, sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, người lớn tuổi…

Trước khi làm xét nghiệm Hp qua hơi thở

Những lưu ý trước khi bạn làm xét nghiệm Hp qua hơi thở

Các tình trạng sức khỏe đặc biệt

Bạn hãy báo cho bác sĩ biết tất cả các tình trạng sức khỏe mà bạn đang mắc, đặc biệt nếu bạn mang thai, bị dị ứng với thuốc hoặc mắc bệnh Phenylketone niệu, bệnh phổi và tim.

Thuốc

  • Ngưng dùng bất cứ loại kháng sinh hoặc thuốc bismuth subsalicylate 4 tuần trước khi làm xét nghiệm.
  • Ngưng dùng bất cứ thuốc ức chế bơm proton không kê đơn hoặc omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, 2 tuần trước khi làm xét nghiệm.

Lưu ý: Bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngừng sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Chế độ ăn uống

Bạn không được ăn hay uống (kể cả nước lọc) 1 giờ trước khi làm xét nghiệm.

Trong quá trình làm xét nghiệm Hp qua hơi thở

Quá trình xét nghiệm Hp qua hơi thở diễn ra như thế nào?

Trước khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết thủ tục và trả lời các thắc mắc của bạn. Quá trình xét nghiệm Hp kéo dài khoảng 20 – 30 phút.

Trong quá trình làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thở vào một túi bóng để làm cơ sở so sánh. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu uống một lượng nhỏ dung dịch có vị chanh dễ chịu. 15 phút sau khi uống dung dịch, bác sĩ sẽ lấy một mẫu hơi thở thứ hai. Nếu họ phát hiện hơi thở ở mẫu thử thứ hai có dấu hiệu tăng carbon dioxide so với mẫu thử đầu, bạn có thể nhiễm vi khuẩn Hp.

Sau khi làm xét nghiệm, bạn vẫn có thể hoạt động và ăn uống bình thường. Kết quả xét nghiệm có thể có sau 1-2 ngày.

Kết quả xét nghiệm Hp qua hơi thở

Bạn nên làm gì khi nhận kết quả xét nghiệm Hp qua hơi thở?

Bác sĩ thường sẽ hẹn bạn ngày đến nhận kết quả xét nghiệm, thường là 1-2 ngày. Nếu chẩn đoán bạn nhiễm Hp, họ có thể chỉ định kháng sinh. Sau một tháng điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm lại xét nghiệm Hp qua hơi thở để chắc chắn bệnh đã khỏi.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sa trực tràng

(90)
Tìm hiểu chungBệnh sa trực tràng là gì?Hình ảnh sa trực tràngThuật ngữ sa trực tràng thường được sử dụng đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn (sa ... [xem thêm]

Chấn thương dây chằng chéo trước

(33)
Tìm hiểu chungChấn thương dây chằng chéo trước là bệnh gì?Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, ngăn các xương ống chân không bị trượt ra phía ... [xem thêm]

Phì đại amidan

(28)
Tìm hiểuAmidan phì đại gì?Phì đại amidan là một thuật ngữ được dùng khi một mô hạch hạnh nhân to bất thường. Trong trường hợp nặng, phì đại hạch ... [xem thêm]

Hội chứng West

(84)
Tìm hiểu chungHội chứng West là gì?Hội chứng West là một loại bệnh động kinh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, được đặt theo tên của bác sĩ khám phá ra nó. ... [xem thêm]

Bụi phổi silic

(67)
Tìm hiểu về bệnh bụi phổi silicBệnh bụi phổi silic là gì?Bệnh bụi phổi silic là một tình trạng do cơ thể hít phải quá nhiều silic trong thời gian dài. Silic ... [xem thêm]

Rận mu

(90)
Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần ... [xem thêm]

Vảy nến

(14)
Vảy nến là một bệnh ngoài da khá thường gặp ở Việt Nam. Căn bệnh này được cho là có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di ... [xem thêm]

Cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)

(47)
Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Nếu không được điều trị và kiểm soát, tình trạng này có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN