Bệnh xốp thận: Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị

(3.98) - 34 đánh giá

Bệnh xốp thận là một dị tật bẩm sinh của các ống dẫn nước tiểu nhỏ bên trong thận. Trong một quả thận bình thường, nước tiểu sau khi được hình thành sẽ chảy qua các ống để đổ về niệu quản, rồi xuống bàng quang.

Tìm hiểu chung

Bệnh xốp thận là gì?

Bệnh xốp thận (MSK) hay Cacchi-Ricci, là một rối loạn bẩm sinh của thận và đặc trưng bởi sự giãn nở của các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở một hoặc cả hai thận. Những người bị bệnh xốp thận có nguy cơ bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu (UTI) cao hơn những người khác. Bệnh nhân bị xốp thận thường phải lọc sỏi thận mỗi năm, giống như ở các bệnh nhân bị sỏi thận. Mặc dù vậy, bệnh này được cho là rối loạn “lành tính” và tỷ lệ mắc bệnh khá thấp, khoảng 10% bệnh nhân xốp thận có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xốp thận là gì?

Ở giai đoạn đầu, bạn có thể không có triệu chứng. Dấu hiệu đầu tiên mà một người mắc bệnh xốp thận thường gặp là nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận cũng có nhiều dấu hiệu và triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như:

  • Buốt hoặc đau đớn khi đi tiểu;
  • Đau ở lưng, bụng dưới hoặc háng;
  • Nước tiểu có nhiều bọt, tối hoặc có lẫn máu;
  • Nước tiểu có mùi hôi thối;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Nôn mửa.

Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên đến các cơ quan chăm sóc sức khỏe kiểm tra càng sớm càng tốt để biết thêm thông tin.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh xốp thận?

Trên thực tế, các nhà khoa học không hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh xốp thận và lý do nang hình thành trong ống khi phôi phát triển. Mặc dù bệnh xốp thận xuất hiện ở trẻ từ lúc mới sinh ra, nhưng hầu hết các trường hợp không phải là do di truyền.

Trước đây, người ta tin rằng hầu hết các trường hợp bệnh xốp thận đều xảy ra ngẫu nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh xốp thận thường xảy ra theo cụm gia đình và có tính di truyền thể thường nhiễm sắc, mức ngoại hiện giảm và biểu hiện đa dạng. Các giả thuyết khác cho rằng sự giãn nở của một ống tiểu có thể xảy ra do a-xít uric gây tắc nghẽn trong tế bào phôi hoặc do tăng canxi niệu.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh xốp thận?

Tỷ lệ mắc bệnh xốp thận là 1/5.000. Các nhà nghiên cứu cho rằng có 12−20% những người bị sỏi canxi thận sẽ mắc bệnh xốp thận sau đó.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xốp thận?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Chứng phì đại nửa người;
  • Hội chứng Beckwith-Wiedemann;
  • Bệnh Caroli;
  • Xơ gan bẩm sinh;
  • Hội chứng Ehlers-Danlos;
  • Trong gia đình có người bị bệnh thận;
  • Bệnh thận mạn tính.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh xốp thận?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh xốp thận?

Các nhà khoa học không tìm ra cách đảo ngược lại diễn tiến của bệnh. Khi đã chắc chắn rằng bạn mắc bệnh xốp thận, bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiện tại và loại trừ sỏi thận.

Để điều trị nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ có thể kê toa một thuốc kháng sinh giết chết vi khuẩn. Việc lựa chọn thuốc và thời gian điều trị phụ thuộc vào tiền sử bệnh của người bệnh và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Bác sĩ sẽ điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích cỡ và ảnh hưởng của chúng (liệu chúng có gây đau hay cản trở đường tiết niệu hay không). Những viên sỏi nhỏ thường đi qua đường tiểu mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể cần thuốc giảm đau và nên uống nhiều chất lỏng để giúp đào thải sỏi. Nếu có sỏi thận lớn hơn hoặc cản trở đường tiểu và gây ra đau lớn, bạn có thể cần được điều trị khẩn cấp, chẳng hạn như:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xốp thận?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tất tần tật thông tin về xét nghiệm ung thư máu

(52)
Xét nghiệm ung thư máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời xác định được giai đoạn, loại và phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh ... [xem thêm]

8 cách tự nhiên giúp bạn vệ sinh dụng cụ nhà bếp

(70)
Dụng cụ nhà bếp khi được làm sạch bằng các dung dịch tẩy rửa hóa chất không những dễ khiến da tay bạn bị khô mà còn có thể gây hại sức khỏe nếu ... [xem thêm]

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: 10 điều bạn cần dạy con

(62)
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là một kỹ năng sống cần thiết mà bố mẹ cần dạy cho con. Bắt cóc trẻ em là nỗi sợ hãi, ám ảnh của bất cứ bậc ... [xem thêm]

Vì sao thời tiết ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn?

(50)
Những ngày mưa tầm tã này khiến bạn cảm thấy phiền phức, lười biếng và giảm năng lượng làm việc. Không đùa đâu, thời tiết thật sự ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

12 cách giúp bạn cùng trò chuyện với con

(78)
Con đường để hoàn thiện khả năng giao tiếp với con trẻ là vô tận và không phải cặp cha mẹ nào cũng cùng đối mặt với cùng một vấn đề. Sau đây là ... [xem thêm]

6 thực phẩm giúp bạn tăng “hormone vui vẻ” serotonin

(15)
Nhờ tác dụng cải thiện tâm trạng, serotonin có thể được xem là một loại “hormone vui vẻ” giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn. Bạn có biết loại thực phẩm ... [xem thêm]

Tập thể dục có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm gan

(70)
Gan vừa là kho dự trữ nhiều chất vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thấy gần đây cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, hay nổi ... [xem thêm]

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Cách khắc phục tại nhà

(80)
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường khiến bé cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như da khô, ngứa, nứt nẻ, sưng tấy… Làm sao bạn có thể giúp bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN