10 điều cần lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm

(4.37) - 14 đánh giá

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé. Hãy tham khảo 10 điều cần thiết sau để chuẩn bị tốt nhất khi con bạn bắt đầu ăn dặm.

1. Thời điểm ăn dặm

Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 4-6 tháng tuổi. Tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất cần để bé bắt đầu ăn dặm, con bạn còn cần phải có thể ngồi lên (với sự hỗ trợ từ người lớn), quay đầu đi nơi khác và có thể nhai.

2. Bạn vẫn nên cho bé uống sữa mẹ/sữa bột

Trẻ em thường không thể ăn nhiều thức ăn rắn ngay lập tức. Vì vậy, hãy nghĩ rằng thức ăn rắn ở giai đoạn này sẽ là một món thêm vào, chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ hoặc sữa bột. Hãy nhớ rằng, bạn đang tập cho bé ăn dặm chứ không phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bé.

3. Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc

Bạn không cần phải quá cứng nhắc trong việc chọn thực phẩm rắn cho bé. Bạn có thể bắt đầu bằng ngũ cốc đã được tăng cường chất sắt dành riêng cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như gạo, để bé có thể dễ dàng ăn mà không xảy ra hiện tượng dị ứng như các loại ngũ cốc khác. Bạn có thể trộn chúng với sữa bột hoặc sữa mẹ cho đến khi bé quen dần với loại thức ăn mới này.

4. Hãy cho bé thời gian để làm quen với thức ăn dặm

Đối với chúng ta việc ăn thức ăn rắn là một điều hết sức tự nhiên, nhưng đây lại là một việc hết sức mới mẻ với bé bởi cho đến lúc này, bé chỉ có thể uống chất lỏng. Bé sẽ cần thời gian để làm quen với muỗng và cả cảm giác có thức ăn rắn trong miệng. Vì vậy, đừng mong đợi bé sẽ ăn rất nhiều hoặc toàn bộ mà hãy biết rằng bé chỉ có thể ăn một hoặc hai muỗng cà phê tại một thời điểm mới bắt đầu. Thay vì cố gắng để bé ăn được một lượng cụ thể thì bạn hãy tập cho bé làm quen với trải nghiệm mới này trước.

5. Cho bé bắt đầu ăn trái cây và rau quả cùng lúc

Trái cây, rau, ngũ cốc và thậm chí cả các loại thịt xay nhuyễn có thể cùng có mặt trong thực đơn của bé. Bạn có thể cho bé ăn tất cả chúng cùng một thời gian để xem xét phản ứng của bé. Nếu bé không ăn vào lúc đầu, hãy thử lại vào lần sau. Hãy báo cho bác sĩ nhi khoa biết nếu bạn nghĩ con mình có thể bị dị ứng thực phẩm. Bạn nên cho bé ăn thức ăn mềm dành riêng cho trẻ em hoặc làm mềm thức ăn bằng cách đun nóng hay nghiền nhừ. Bạn cũng có thể đặt thức ăn với lượng vừa đủ trên muỗng để bé nuốt dễ dàng hơn.

6. Tránh sữa và mật ong

Hầu hết các bác sĩ nhi khoa cho rằng bạn nên đợi cho đến khi bé được một tuổi mới bắt đầu cho bé uống sữa bò. Nguyên nhân là bởi một số trẻ có thể khó tiêu hóa ngay. Ngoài ra cần lưu ý không cho mật ong vào sữa cho trẻ nhỏ hơn một tuổi bởi điều này có thể tăng cao nguy cơ ngộ độc bởi hệ thống miễn dịch của bé vẫn còn đang phát triển.

7. Ngừng ăn ngay khi bé muốn ngừng

Bé sẽ cho bạn biết khi nào muốn ngừng ăn. Đó là lúc nhè thức ăn vào muỗng, quay đầu đi nơi khác, bặm môi thật chặt hoặc nhổ ra bất cứ thứ gì bạn đặt trong miệng của bé hay khóc ré lên. Đừng bắt bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn. Trẻ em sẽ ăn khi đói và dừng lại khi đã no. Một khi hiểu được điều này thì bạn sẽ tránh được việc ép bé ăn quá nhiều và điều này rất có lợi khi bé lớn lên.

8. Đừng ép bé ăn

Chỉ vì bé không thích một món ăn mới không có nghĩa bé có tật “kén cá chọn canh” mãi mãi. Hãy chờ một vài ngày và thử lại. Và một lần nữa. Và một lần nữa… Điều này có thể cho bé có nhiều thời gian hơn để thích nghi với món ăn. Hãy nhớ rằng, bạn chính là hình mẫu cho bé, vậy nên con bạn sẽ cảm thấy thích thú với món thực phẩm hơn nếu bé thấy bạn ăn một cách thích thú. Tuy nhiên, bạn đừng ép buộc trẻ ăn và đừng dùng các món đồ chơi khác để “hối lộ” để bé ăn thực phẩm mới.

9. Làm quen với bãi chiến trường phải thu dọn khi cho bé tập ăn dặm

Khi bé lớn lên, bé sẽ cố gắng tự học cách ăn. Bạn nên chuẩn bị thật tốt cho việc ăn của bé bằng cách cho bé yếm che khi ăn hoặc đặt khay nhựa trên ghế cao cho bé ngồi ăn. Hãy tìm hiểu và học cách cho bé ăn thực phẩm rắn và tăng cường xúc giác cho trẻ. Bạn có thể đặt một tấm thảm dưới ghế của bé để hứng những thứ lộn xộn rơi vãi, cho bé ăn mặc phù hợp và quan trọng nhất là hãy trang bị cho mình đức tính kiên nhẫn bởi giai đoạn này sẽ không kéo dài mãi mãi.

10. Hãy cho bé ăn bằng tay khi bé sẵn sàng

Khi bé được chín tháng tuổi, bé sẽ có thể chọn những miếng đồ ăn nhỏ mềm để ăn. Tuy vậy bạn vẫn cần phải dùng muỗng múc thức ăn cho bé trong một thời gian và tiếp tục cho bé uống sữa bột hoặc sữa mẹ. Một số thức ăn cầm tay tuyệt vời bao gồm chuối chín, cà rốt, phô mai, mì nấu chín, ngũ cốc khô và trứng. Để tránh tình trạng bé bị nghẹt thở, bạn không nên cho bé ăn thực phẩm cứng và khó nuốt như kẹo cứng, khoai tây chiên, rau sống, nho hoặc nho khô, pho mát cứng và cả xúc xích.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn thắc mắc khi bắt đầu cho con ăn dặm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cỏ lúa mì và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại

(55)
Cỏ lúa mì là một loại thực phẩm được làm từ cây lúa mì (Triticum aestivum). Nó được đánh giá như một loại siêu thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe ... [xem thêm]

8 cách làm thơm vùng kín tự nhiên cực kỳ đơn giản

(19)
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết các cách làm thơm vùng kín chỉ đơn giản là ăn uống lành mạnh, chăm sóc “cô bé” chu đáo và bảo vệ bản thân khi làm ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện K Hà Nội

(88)
Bệnh viện K là đơn vị y tế đầu ngành trong lĩnh vực khám và điều trị ung thư. Áp dụng các ứng dụng kỹ thuật y khoa tiên tiến, bệnh viện góp phần nâng ... [xem thêm]

Tại sao đái tháo đường lại gây suy thận?

(25)
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính thường là do biến chứng từ các bệnh lý liên quan đến thận, nhưng cũng có thể là do bệnh đái tháo đường và huyết ... [xem thêm]

Đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu ung thư phổi?

(96)
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số tình trạng đau lưng có thể liên quan đến bệnh ung thư, chẳng hạn như đau vùng lưng sau phổi ... [xem thêm]

Trà hoa hồng: Bí quyết khỏe đẹp của các quý cô

(49)
Bạn muốn thưởng thức trà chiều một cách tao nhã như các quý cô người Anh ngày xưa? Hãy thử chọn loại trà hoa hồng kiêu sa vừa giúp làm đẹp tự nhiên lại ... [xem thêm]

Trẻ khóc dạ đề: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

(43)
Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn hay nhiều giờ liền vào chiều tối hoặc ban đêm mà không rõ nguyên do và không thể dỗ dành. Nếu ... [xem thêm]

5 “thủ phạm” khiến răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

(42)
Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và việc mọc răng vĩnh viễn. Do đó, cha mẹ cần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN