Béo phì khi trẻ làm tăng nguy cơ ung thư gan ở nam giới

(3.73) - 77 đánh giá

Đau gan là tình trạng rất phổ biến, nhưng nhiều người thường bỏ qua mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Gan chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành các sản phẩm mà chúng ta cần cho cơ thể hoạt động bình thường. Gan cũng là một cơ quan giải độc. Khi bạn cảm thấy đau gan, đó là tín hiệu cho thấy gan bạn đang gặp vấn đề. Đau gan có thể có nhiều dạng. Hầu hết mọi người cảm thấy đau ngầm và nhói ở bụng trên bên phải. Đôi khi, cơn đau này đi kèm với sưng, và bạn cảm thấy đau ở lưng hoặc vai phải.

Nguyên nhân gây đau gan

Nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm:

  • Uống quá nhiều rượu
  • Viêm gan
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Xơ gan
  • Hội chứng Reye
  • Bệnh hemochromatosis
  • Ung thư gan

Bệnh gan là một tình trạng phổ biến. Viêm gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và uống quá nhiều rượu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về gan. Đau gan cũng có thể liên quan đến xơ gan, hội chứng Reye, ung thư gan và bệnh hemochromatosis.

Đôi khi, cảm giác đau trong cùng một khu vực chung của gan có thể là do các vấn đề trong túi mật, tuyến tụy hoặc thận.

Triệu chứng đau gan

Khi gan đang có bất kỳ vấn đề nào, bạn sẽ có một số triệu chứng đi kèm với cơn đau:

  • Mệt mỏi
  • Vàng da/lòng trắng mắt
  • Nước tiểu màu nâu sậm
  • Sưng ở mắt cá chân hoặc chân
  • Da ngứa
  • Ăn mất ngon

Các phương pháp điều trị đau gan

Các biện pháp tại nhà khắc phục cơn đau

Nếu bạn bị đau gan vào buổi sáng, sau bữa ăn hoặc uống rượu, hãy uống nhiều nước. Bạn cố gắng tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc gây nặng bụng trong vài ngày. Bạn cũng nên ngồi thẳng để giảm áp lực cho gan.

Nếu cơn đau kéo dài hơn vài giờ, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu đang bị buồn nôn, chóng mặt hoặc ảo giác cùng với đau gan, bạn cần cấp cứu.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Việc điều trị đau gan sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau gan. Điều trị bệnh gan của bạn có thể sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.

Nghiên cứu trên gan chuột cho thấy chế độ ăn quá ít protein dẫn đến giảm đáng kể thể tích gan, nhưng sau khi bổ sung protein vào chế độ ăn, có thể làm giảm một số tổn thương gan.

Những thay đổi lối sống khác, chẳng hạn như giảm cân và giảm cholesterol, là những biện pháp khác giúp điều trị nguyên nhân gây đau gan.

Thuốc

Nếu bị đau gan, bạn thường dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc này. Công việc của gan là lọc độc tố, do đó uống acetaminophen sẽ khiến gan làm việc nhiều hơn. Hơn nữa, acetaminophen có thể làm tổn thương gan.

Nếu vấn đề gan là nghiêm trọng, việc dùng thuốc giảm đau ở nhà có thể gây ra phản ứng tồi tệ hơn.

Khi tình trạng gan của bạn đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng này và giảm bớt cơn đau.

Các thuốc kháng virus viêm gan B giúp điều trị các bệnh mãn tính, như lamivudine (Epivir) và adefovir (Hepsera).

Kiểm soát ung thư gan

Nếu đau gan do ung thư gan gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của ung thư.

Bạn rất có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa ung thư và điều trị. Tùy thuộc vào loại bệnh, ung thư gan có thể phát triển nhanh chóng.

Trong một số trường hợp, tổn thương gan do viêm gan, acetaminophen/độc tố khác, ung thư hoặc rượu sẽ không thể đảo ngược. Trong những trường hợp đó, bác sĩ có thể đề nghị ghép gan.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ qua hậu môn: lạ thì có lạ nhưng…

(42)
Ngày nay con người đã không còn chỉ thích “yêu” theo lối truyền thống, họ còn phát hiện ra các vị trí nhạy cảm khác như hậu môn để thực hiện việc ... [xem thêm]

Rối loạn hệ thống nội tiết

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn hệ thống nội tiết là bệnh gì?Rối loạn hệ thống nội tiết là các bệnh liên quan đến tuyến nội tiết của cơ thể. Hệ thống ... [xem thêm]

7 cách bế trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho những người lần đầu làm cha mẹ

(22)
Xương của trẻ sơ sinh còn rất non và yếu, nếu không hiểu rõ cách bế trẻ sơ sinh, bạn có thể khiến bé khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng đến hệ xương ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn tìm thấy bạn đời trước tuổi 35

(13)
Khi gần bước qua độ tuổi đôi mươi, bạn có thể bỗng nhiên lo lắng khi mình vẫn còn chưa “yên bề gia thất”. Thay vì đi xem bói hay nhờ mai mối, bạn có ... [xem thêm]

Trẻ nôn ra dịch màu vàng có đáng báo động?

(84)
Hiện tượng trẻ nôn ra dịch màu vàng có thể đại diện cho nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, bố mẹ nên cẩn trọng quan sát và tìm hiểu về màu sắc của ... [xem thêm]

Âm đạo sau sinh có trở lại kích thước bình thường không?

(61)
Âm đạo sau sinh sẽ có những mức độ giãn nỡ đáng kể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tập luyện cơ sàn chậu có thể giúp bạn khôi phục lại sự ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu khi mang thai?

(49)
Giảm tiểu cầu khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để đảm bảo số lượng ... [xem thêm]

Phòng ngừa viêm chân răng sau phẫu thuật

(64)
Thậm chí người lớn sau khi nhổ răng xong cũng sẽ cảm thấy đau. Vì vậy, sau khi bác sĩ đã nhổ một đến hai chiếc răng sữa của con bạn, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN