Bị biến chứng do tiểu đường: Có nên tập thể dục hay không?

(3.71) - 77 đánh giá

Tập thể dục tốt cho sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Nhưng liệu tập thể dục có phù hợp với những người bị biến chứng do tiểu đường không?

Hầu hết những người bị tiểu đường đều có thể tập luyện thể dục một cách an toàn, thậm chí nếu bạn đã gặp phải những biến chứng của bệnh tiểu đường. Trên thực tế, nếu bạn gặp phải tình trạng như thế thì bạn có thể sẽ phải hoạt động thể chất nhiều hơn. Hãy luôn nhớ rằng, bất kỳ việc tập luyện nào cũng đều tốt hơn so với lười vận động.

Trước khi bắt đầu bất kỳ quá trình tập luyện nào, bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét việc bắt đầu một chương trình tập luyện bài bản có hệ thống và được giám sát. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể trong việc tập thể dục dành cho người đang mắc các biến chứng do tiểu đường.

Biến chứng do tiểu đường: Bệnh thần kinh

Tiểu đường có thể gây ảnh hưởng nặng đến các dây thần kinh, dẫn đến khả năng giảm nhận diện cảm giác nóng, lạnh hoặc đau, đặc biệt là ở bàn chân của bạn, điều này có thể dẫn đến chấn thương trong khi tập luyện.

Nếu triệu chứng của bạn nhẹ, bạn nên tập các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu nặng. Bạn nên lưu ý sử dụng loại giày thể thao thích hợp khi tập các môn như chạy bộ hay đi xe đạp. Nếu bạn cảm thấy không thể theo nổi các bài tập giúp tăng sức chịu nặng, đừng ngần ngại chuyển sang các loại vận động khác như đạp xe hay bơi lội.

Bệnh tim và các chứng bệnh về mạch máu khác

Tiểu đường có thể làm hẹp các mạch máu, dẫn đến các biến chứng như đau ở chân hoặc bệnh tim. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, bạn nên thực hiện một chương trình phục hồi chức năng tim được giám sát. Chuyên gia y tế có thể muốn bạn làm một bài kiểm tra về khả năng chịu áp lực trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về mức độ an toàn của việc tập thể dục đối với bạn.

Biến chứng do tiểu đường: Bệnh thận

Tăng đường huyết có thể khiến hệ thống tiết niệu trở nên quá tải, đặc biệt là thận, dẫn đến bệnh về thận. Triệu chứng có thể bao gồm các chất lỏng tích tụ và suy thận.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì bạn sẽ tìm được một mức tập luyện phù hợp với bệnh của mình. Chuyên gia y tế có thể giúp bạn tạo một phạm vi tập luyện hằng ngày từ nhẹ đến nặng. Việc tập thể dục có thể đem lại lợi ích cho cả những người chạy thận nhân tạo.

Bệnh võng mạc

Tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở phía sau của mắt, khiến tầm nhìn bị yếu đi. Bạn bị tiểu đường càng lâu thì càng có khả năng bị bệnh võng mạc. Do vậy, bạn hãy cố gắng tránh các bài tập có thể làm tăng áp lực bên trong mắt như nâng vật nặng hoặc uốn.

Những gợi ý tốt nhất dành cho bệnh lý võng mạc bao gồm các bài tập hoạt động chậm và ổn định như đi bộ, đi bộ đường dài, đi xe đạp, bơi lội hoặc dùng máy chạy bộ.

Tìm ra một chương trình tập luyện cho riêng mình

Cơ thể mỗi người mỗi khác nhau nên sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc cùng với bác sĩ để tìm ra những thói quen tập luyện tốt dành cho bạn. Một bài tập aerobic sẽ xây dựng cơ bắp và giúp lưu thông máu, trong khi đi bộ nhanh khá an toàn đối với nhiều người. Nếu khả năng chịu đựng của bạn ít hoặc bạn không thể chịu được trọng lượng cơ thể thì thể dục nhịp điệu trong nước là một gợi ý hay dành cho bạn.

Dù bạn đang bị tiểu đường loại nào, luôn có chương trình tập luyện phù hợp và đem lại hiệu quả cho bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, không tập luyện có thể khiến biến chứng do tiểu đường ngày càng trầm trọng hơn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 nỗi sợ hãi phổ biến có thể bạn đang mắc phải

(99)
Đối với nhiều người, nỗi sợ hãi có thể là tiếng sủa của một chú chó con, cảm giác lúc máy bay cất cánh, sấm sét vào những đêm giông bão… Liệu có ... [xem thêm]

Ngủ riêng từ nhỏ có lợi ích như thế nào cho bé?

(77)
Trẻ em sau sinh thường quấy khóc vào ban đêm và nhiều bậc cha mẹ cũng phiền lòng vì điều này. Ngủ không đủ giấc rất dễ khiến các bậc phụ huynh mệt ... [xem thêm]

3 bước sơ cứu vết bỏng bởi axit và hóa chất khác

(74)
Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị vết bỏng bởi axit thì phải làm sao? Hello Bacsi sẽ mách bạn cách sơ cứu khi bị bỏng axit ngay sau đây!Ngày nay, nhiều ... [xem thêm]

Ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn bị thâm quầng, nguyên nhân do đâu?

(44)
Có nhiều người gặp tình trạng ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn bị thâm quầng. Vậy hiện tượng này còn do những nguyên nhân nào khác? Hãy cùng tìm hiểu ngay ... [xem thêm]

Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ: Hiếm gặp nhưng không nên bỏ qua

(95)
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít ... [xem thêm]

Đau bụng kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(34)
Đau bụng kinh niên (hay còn gọi đau bụng mạn tính) là tình trạng cơn đau kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau thường xuất hiện và biến mất nhiều lần trong ngày.Đau ... [xem thêm]

Liệu sản phụ sinh mổ có được ăn thịt gà?

(94)
Nếu bạn đang thắc liệu sau sinh mổ có được ăn thịt gà thì câu trả lời chính là có. Tuy nhiên, nên ưu tiên nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cũng như cách ... [xem thêm]

8 lợi ích tuyệt vời của kefir đối với sức khỏe con người

(85)
Kefir là một thức uống lên men từ sữa. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào và là loại sản phẩm lên men rất có ích cho sức khỏe, ngăn ngừa và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN