Thực đơn ngũ cốc dành riêng cho con yêu

(4.26) - 93 đánh giá

Bạn đang băn khoăn không biết nên chế biến món gì cho buổi sáng hôm nay của con? Thực đơn ngũ cốc có thể là một lựa chọn tuyệt vời đấy!

Hầu hết những bé mới tập đi đều rất tò mò về thế giới xung quanh vì đây là giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Mỗi trẻ đều có mỗi nhu cầu và sở thích ăn uống khác nhau ngay cả đối với những thực phẩm chính. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu, bạn nên tham khảo những gợi ý dưới đây về các lựa chọn lành mạnh trong mỗi bữa ăn chính và phụ của con.

Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Bạn cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 5 nhóm thực phẩm quan trọng (tinh bột, trái cây, rau củ, sữa và chất đạm) trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con. Có thể không phải lúc nào con cũng ăn đủ lượng dưỡng chất bạn quy định ở mỗi bữa nhưng kết quả cho được sẽ khiến bạn hoàn toàn ngạc nhiên đấy! Chỉ cần bạn cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm, cơ thể con vẫn sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong vòng một tuần.

Ngũ cốc

Trong thành phần của ngũ cốc có chứa chất xơ, chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho con yêu vận động, học tập mỗi ngày. Bên cạnh đó, đây cũng là thực phẩm rất giàu vitamin B. Không những thế, trong thành phần của một số loại ngũ cốc ăn liền cũng có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Có 2 loại ngũ cốc chính là ngũ cốc nguyên chất và ngũ cốc tinh chế. Các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên chất là dạng ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, sắt và vitamin B hơn ngũ cốc tinh chế. Những sản phẩm này bao gồm bột mì nguyên chất, vụn bánh mì, bột yến mạch, bột bắp nguyên chất, gạo lức và lúa mì nguyên chất.

Những sản phẩm ngũ cốc tinh chế là sản phẩm có thời gian bảo quản lâu hơn và đã được trải qua quá trình chế biến thành dạng bột mịn, ví dụ như bột mì, bánh mì, gạo trắng và hầu hết các loại mì ống. Trên thị trường hiện nay cũng có xuất hiện một số loại ngũ cốc vừa là nguyên chất vừa là tinh chế.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên cho con sử dụng loại ngũ cốc nguyên chất và ít nhất ngũ cốc nên chiếm ½ lượng thức ăn mỗi bữa ăn của con.

Lượng ngũ cốc cần thiết cung cấp cho trẻ mỗi ngày

Đối với trẻ từ 2-3 tuổi: khoảng 84 g.

Đối với trẻ 4 tuổi: khoảng 140 g.

Thực đơn ngũ cốc chi tiết mỗi ngày cho bé

Nếu con yêu đã quá chán ngấy khi phải ăn cơm mỗi ngày thì bạn có thể thay cơm bằng một nguyên liệu khác vừa thơm ngon lại dễ tìm không kém. Đó chính là ngũ cốc! Chúng tôi xin cung cấp một vài gợi ý điển hình để bạn có thể thay đổi linh hoạt thực đơn ngũ cốc bổ dưỡng.

Đối với trẻ từ 2-3 tuổi

  • Một lát bánh mì nướng vào buổi sáng, sandwich nướng cho buổi trưa và 1/2 chén mì ống nguyên chất từ lúa mì vào buổi tối;
  • Một chén yến mạch vào buổi sáng, sandwich nướng cho buổi trưa và 1/2 chén cơm vào buổi tối;
  • 1/2 chén bột yến mạch vào buổi sáng, 1 bánh ổ bánh mì tròn cho buổi trưa, 1 ổ bánh mì nhỏ vào buổi tối.

Đối với trẻ 4 tuổi

  • Một chén bột yến mạch vào buổi sáng, sandwich cho buổi trưa, 1/2 chén gạo lứt vào buổi tối;
  • Một chiếc bánh vòng vào buổi sáng, 5 mẫu bánh quy nguyên chất từ lúa mì để ăn nhẹ, sandwich nướng cho buổi trưa, và 1 chén cơm nhỏ vào buổi tối;
  • Một bánh pancake vào buổi sáng, 2 mẫu bánh quy lúa mạch đen để ăn nhẹ, sandwich nướng phô mai cho buổi trưa, 1/2 chén lúa mì vào buổi tối.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những nguồn thông tin hữu ích về ngũ cốc, giúp gia đình bạn và đặc biệt là con yêu có một thực đơn ngũ cốc đầy hấp dẫn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang chìm đắm trong sự cô đơn

(27)
Ngay cả khi đang bận rộn, sự cô đơn vẫn có thể nhấn chìm bạn với cảm giác trống rỗng trong trái tim… Bạn có biết những thói quen hàng ngày nào chứng ... [xem thêm]

3 gợi ý để món rau thêm ngon

(96)
Không phải đứa trẻ nào cũng đều thích thú với những trái cây rau củ tươi ngon và đầy màu sắc. Nếu bạn đang đau đầu vì bé con nhà bạn quá cứng đầu ... [xem thêm]

10 cách bảo vệ môi trường để bạn sống khỏe mạnh hơn

(26)
Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện sức khỏe, sống “xanh” hơn và khỏe mạnh hơn mà vẫn bảo vệ môi trường. Một vài thay đổi nhỏ sẽ đem lại nhiều ... [xem thêm]

26 tuần

(59)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ hai của tháng sáu, bé có thể có khả năng:Chịu được vật nặng trên chân khi được giữ ... [xem thêm]

Bí quyết cho mẹ không bị táo bón sau khi sinh bé

(22)
Sau sinh vài ngày, bạn có thể bị táo bón. Điều này là bình thường. Khoảng 20% phụ nữ mắc táo bón sau khi sinh. Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ bị táo bón ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt?

(33)
Đôi khi kỳ kinh nguyệt là nỗi khổ, theo đúng nghĩa đen, mà bất cứ bạn gái nào cũng ngán ngẩm. Trước ngày “đèn đỏ”, chắc chắn bạn thường xuyên phải ... [xem thêm]

8 nguyên liệu tuyệt vời có thể cho vào nước tắm

(95)
Còn gì thoải mái hơn việc được ngâm mình thư giãn trong bồn tắm sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, đặc biệt là trong tiết trời giá lạnh. Chỉ cần thêm ... [xem thêm]

Bạn biết gì về chứng răng mọc lệch?

(29)
Răng mọc lệch là trạng thái răng mọc không thẳng hàng. Khi gặi phải tình trạng này, bạn có thể gặp những vấn đề răng miệng nghiêm trọng, chẳng hạn như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN