Bố mẹ làm gì nếu bé kén ăn?

(4.19) - 92 đánh giá

Từ lâu, biếng ăn đã là một trong những tình trạng phổ biến đối với trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, tìm giải pháp cho trẻ biếng ăn là điều rất cần thiết.

Có rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng về việc nên cho con ăn gì và không ăn gì vì họ muốn con hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy thực hiện theo các chiến lược dưới đây để giúp trẻ biếng ăn trong gia đình bạn có được chế độ ăn uống cân bằng nhé!

1. Không ép ăn khi con không đói

Nếu bé không cảm thấy đói, bạn không nên ép ăn hay dỗ ngọt để bé ăn một loại thực phẩm nhất định hoặc phải ăn hết tất cả những thứ có trong đĩa. Điều này chỉ làm cho bé cố ăn những món mình không thích. Thêm vào đó, bé sẽ có cảm giác lo lắng, bực bội mỗi khi đến giờ ăn và không nhận biết được khi nào mình đói hay no.

Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra và để con ăn thoải mái. Mẹo nhỏ là bạn có thể cho con ăn ít thôi để tạo cảm giác thèm ăn cho con và khiến con phải đòi ăn thêm nữa.

2. Tạo cho bé thói quen ăn đúng bữa

Bố mẹ cần lập thời gian cụ thể cho bữa ăn chính và ăn vặt trong ngày để tạo thói quen cho con. Bên cạnh đó, việc cho con uống thêm sữa, nước trái cây nguyên chất với các loại thực phẩm hay cho con uống nước giữa các bữa ăn chính và nhẹ cũng có lợi cho sức khỏe của bé. Lưu ý rằng, bạn không được cho con uống no nước trái cây, sữa hay ăn vặt vì sẽ làm giảm sự thèm ăn của bé.

3. Kiên nhẫn cho bé ăn những loại thực phẩm mới

Trẻ nhỏ thường có thói quen ngửi mùi một món nào đó rồi mới ăn. Chúng có thể sẽ nếm thử bằng cách cho một mẩu nhỏ vào miệng và sau đó lại lè ra. Lúc này, bố mẹ nên cho bé cảm nhận về màu sắc, hình dáng và mùi thơm của món ăn chứ không phải dỗ dành bé rằng món này có ngon hay không. Một mẹo nữa là bạn nên cho con ăn thực phẩm mới kèm với món ăn mà bé yêu thích.

4. Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn

Bạn có thể cho bé ăn bông cải xanh hay các loại rau khác cùng với nước sốt yêu thích của bé. Ngoài ra, những món ăn thường dùng vào buổi sáng cũng có thể được ăn vào buổi tối. Việc trang trí thức ăn thành nhiều hình dáng ngộ nghĩnh, đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ cũng kích thích sự thèm ăn của bé.

5. Nhờ con giúp đỡ

Khi đi chợ, bố mẹ có thể nhờ con phụ mình lựa chọn trái cây, rau củ hay những thực phẩm lành mạnh khác. Thêm vào đó, nếu bạn khuyến khích bé giúp rửa rau, khuấy bột hoặc sắp xếp bàn ăn thì con cũng hứng thú hơn với những món ăn mà mình chuẩn bị.

6. Là một tấm gương tốt

Con cái thường có thói quen lựa chọn thức ăn giống với bố mẹ. Do đó, nếu bạn ăn đa dạng thực phẩm, con yêu cũng muốn làm theo như vậy.

7. Sáng tạo món ăn cho bé

Bạn hãy thử cho thêm bông cải xanh cắt nhỏ hay một ít ớt chuông xanh vào sốt spaghetti, trên cùng là ngũ cốc và một vài lát trái cây xắt mỏng để tạo cảm giác mới mẻ cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo thêm bằng cách kết hợp bí đỏ và cà rốt trong các món hầm và súp.

8. Giảm sự phân tâm của bé khi ăn

Khi tắt tivi và các thiết bị điện tử thì con sẽ tập trung vào việc ăn uống hơn. Bạn hãy nhớ rằng, các quảng cáo trên tivi có thể khiến bé muốn ăn thực phẩm nhiều đường và ít dinh dưỡng.

9. Tránh thưởng cho bé những món bánh tráng miệng

Bạn không nên treo phần thưởng khi con ăn ngoan bằng những món tráng miệng hấp dẫn như bánh, chè. Điều này sẽ làm bé nghĩ rằng món tráng miệng là tốt và sẽ càng muốn được ăn nhiều đồ ngọt hơn. Cách tốt nhất là bố mẹ chỉ nên cho con ăn bữa tối tráng miệng bằng các thực phẩm lành mạnh như sữa chua, trái cây…

10. Đừng nóng vội

Nếu bạn chuẩn bị một món riêng khi bé không chịu ăn bữa chính thì có thể con sẽ kén ăn hơn. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích con ngồi vào bàn để dùng bữa dù bé không ăn đi chăng nữa.

Nếu bạn lo kén ăn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhật ký thức ăn sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện ra vấn đề mà bé gặp phải là gì để dễ dàng chữa trị.

Bạn nên nhớ rằng thói quen ăn uống của con sẽ không thay đổi ngày một ngày hai. Hãy thực hiện từ từ từng bước một để tạo cho con thói quen ăn uống lành mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật thay khớp gối và những điều bạn cần biết

(94)
Phẫu thuật thay khớp gối giúp bạn phục hồi bề mặt khớp gối chịu tổn thương do bào mòn hoặc bệnh. Mục đích chính của thủ thuật này là loại bỏ cơn ... [xem thêm]

6 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu axit folic

(19)
Axit folic là một vitamin tan trong nước, điều này khiến cho cơ thể của bạn không thể lưu trữ nó trong thời gian dài. Folate dự trữ trong cơ thể thường đủ ... [xem thêm]

Suy giảm miễn dịch

(91)
Tìm hiểu chungSuy giảm miễn dịch là bệnh gì?Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, gồm suy giảm ... [xem thêm]

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

(85)
Các vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là trao đổi chất giúp tạo năng lượng để cơ thể hoạt động và phát triển lành ... [xem thêm]

Phồng đĩa đệm là gì? Cách chữa phồng đĩa đệm

(31)
Bạn đã biết phồng đĩa đệm là gì không? Thật ra, đó là một tình trạng của thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều ... [xem thêm]

11 dấu hiệu bệnh tim bạn không thể bỏ qua

(31)
Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu bệnh tim đều xảy ra ở tim và các khu vực gần đó. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể phát sinh tại những bộ phận khác, ... [xem thêm]

Tìm hiểu những nguyên nhân gây đau quặn thận

(82)
Tổn thương thận với những rủi ro tiềm ẩn khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, suy thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.Tổn thương ... [xem thêm]

Tìm hiểu về cách chữa ung thư gan bằng sóng cao tần (RFA)

(78)
Khi y học ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều cách chữa ung thư gan, một trong số đó là phương pháp sử dụng sóng cao tần. Đây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN