Các bài tập dành cho bệnh nhân bị đau xương cụt do rối loạn hay thoái hóa

(3.88) - 81 đánh giá

Đau xương cụt là một thuật ngữ không phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, những cơ đau này khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin về các bài tập hữu ích giúp giảm đau xương cụt bạn nhé.

Xương cụt là phần xương nhỏ hình tam giác, bao gồm 4 xương không phát triển hoàn toàn và nằm ở cuối xương cùng của cột sống. Đau xương cụt thường di chuyển đến khu vực xương cùng và đáy chậu. Bệnh có khả năng hình thành dạng mạn tính hay cấp tính.

Va đập, chấn thương phần xương cụt là nguyên nhân chủ yếu gây đau xương cụt cấp tính, trong khi những nguyên nhân khác như dị tật xương cụt, căng cơ, trật khớp xương hoặc có xương cựa ở phần xương cụt dẫn đến đau xương cụt mạn tính. Những bài tập phù hợp sẽ góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng do đau xương cụt gây nên.

Động tác khóa rễ

Đây là bài tập dựa trên tư thế nhóm thuốc NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid) để đối phó với cơn đau hữu hiệu.

Tư thế con mèo

Tư thế này giúp lưng và bụng gia tăng sức mạnh, hỗ trợ cột sống, là một trong những bài tập tốt nhất cho chứng đau xương cụt.

Thực hiện:

  • Đặt tay và gối trên sàn, giống như tư thế bò
  • Hai tay bằng vai và hai gối cách nhau một khoảng bằng hông
  • Hít sâu vào và võng lưng xuống
  • Thở hết hơi ra và gù lưng lên, cúi đầu và gập cằm
  • Lặp lại khoảng 5 đến 10 lần.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang làm mạnh cột sống và các cơ xung quanh, giúp kéo giãn lưng tuyệt đối.

Thực hiện:

  • Nằm sấp. Đặt hai tay chạm sàn cạnh vai. Hít sâu, nâng hai vai và ngực lên, sao cho phần bụng và hông đặt trên sàn, giúp tư thế gia tăng súc mạnh bằng cách sử dụng cơ bụng
  • Mở rộng ngực. Nhìn thẳng và không nhướn cổ về trước
  • Giữ khoảng 5 nhịp thở. Trong lần thở ra, hãy nằm áp xuống sàn. Thực hiện 5 lần.

Tư thế cúi gập

Thoạt nhìn, tư thế này có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, tư thế yoga này chữa trị đau xương cụt rất hiệu quả. Trọng lượng cơ thể sẽ làm dài cột sống và đè áp lực lên xương cụt, đồng thời cũng sẽ kéo dài gân khoeo.

Thực hiện:

  • Bắt đầu tư thế ngọn núi với hai chân dang rộng bằng hông, đặt hai tay hai bên người
  • Hít vào, nâng hai cánh tay hướng lên trần và nhìn lên trần
  • Cong xương bả vai sao cho lưng thẳng
  • Thở ra, thả hai tay xuống
  • Tiếp đến, gập người sao cho ngực bằng với đùi
  • Chạm hai tay vào cổ chân hay miếng thảm
  • Giữ tư thế khoảng 10 đến 15 giây, hít thở nhịp nhàng.

Vặn mình

Động tác này giúp giảm căng lưng dưới và gia tăng sức mạnh cột sống, ngực và thân mình.

Thực hiện:

  • Nằm ngửa. Hai chân đặt trên sàn, gập hai gối
  • Mở rộng hai cánh tay theo hình chữ T
  • Xoay hai gối hướng về ngực bên phải
  • Giữ hai gối ép chặt vào nhau
  • Sau 10 giây, xoay gối về vị trí cũ. Lặp lại với bên còn lại.

Những bài tập trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau xương cụt hiệu quả. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs). Sau đó, tùy thuộc và thể trạng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng những phác đồ điều trị phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 dấu hiệu chàng yêu bạn chỉ vì chuyện ấy

(99)
Khác với phụ nữ chỉ quan hệ với người mà mình yêu thì đàn ông có thể lên giường với một cô gái quyến rũ mà không hề yêu đương gì! Vậy làm sao để ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để thật thoải mái khi kỳ kinh nguyệt tới?

(50)
Các bạn gái nên ăn gì khi có kinh? Những loại thực phẩm ấy giúp ích gì cho cơ thể khi “ngày đèn đỏ” ghé thăm? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.Hầu hết ... [xem thêm]

Vòng eo 56 sau hai tuần – Chuyện hoàn toàn có thể

(97)
Đạt được vòng eo 56 không phải là dễ dàng và nó còn phụ thuộc vào khung xương của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng bài tập, chỉ sau 2 tuần bạn ... [xem thêm]

Thực phẩm tốt cho não của bé mà bạn nên biết

(43)
Trí não của bé thường bắt đầu phát triển ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và tiếp tục sau khi bé chào đời. Trong quá trình phát triển, bạn có thể ... [xem thêm]

Vi khuẩn ăn thịt người đến từ bệnh Whitmore gây nguy hiểm tính mạng

(22)
Vi khuẩn ăn thịt người hay còn có tên gọi Whitmore là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong lên đến 40% nếu chẳng may mắc phải. Thời ... [xem thêm]

4 giai đoạn vú sản xuất sữa để con bú khi chào đời

(47)
Thiên chức làm mẹ đòi hỏi bạn phải biết cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ. Từ lúc mang thai, cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất sữa ... [xem thêm]

Trò chuyện cùng mẹ bầu về vấn đề tiêm vắc xin

(43)
Trong khoảng thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ suy yếu. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ mẹ và thai nhi?Mang thai là thiên chức ... [xem thêm]

5 nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh đổi màu

(40)
Hiện tượng da trẻ sơ sinh đổi màu có thể đến từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như chàm, chứng xanh tím đầu chi, rôm sảy, đồi mồi…Việc trẻ sơ sinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN