Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

(4.5) - 19 đánh giá

Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt phải thức ăn, còn đối với trẻ em thường do nuốt những vật nhỏ. Bởi vì nghẹn làm giảm lượng ô-xy đến não, nên khi bị nghẹn chúng ta cần được cấp cứu ngay lập tức.

Dấu hiện của nghẹn

Dấu hiệu phổ biến nhất của nghẹn là người bệnh dùng tay ôm cổ họng. Người bị nghẹn thường có những dấu hiệu sau:

  • Không có khả năng nói chuyện;
  • Khó thở hay thở khò khè;
  • Không có khả năng ho mạnh;
  • Da, môi hay móng tím tái;
  • Bất tỉnh.

Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

Nếu bạn gặp một ai đó bị nghẹn, bạn có thể sử dụng cách cấp cứu 5-5 mà hội Chữ thập đỏ khuyến cáo bao gồm:

  • Vỗ vào lưng 5 lần. Đầu tiên, dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng người bị nghẹn 5 lần (vùng giữa hai xương vai);
  • Ấn mạnh vào bụng 5 lần (liệu pháp heimlich);
  • Thực hiện luân phiên việc vỗ lưng và ấn cho đến khi vật thể rơi ra.

Liệu pháp Heimlich là gì?

Liệu pháp Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và chiếm gần hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.

Cách thực hiện liệu pháp Heimlich đế cấp cứu cho người bị nghẹn

  • Đứng phía sau nạn nhân, dùng tay ôm lấy phần eo của nạn nhân, cho nạn nhân hơi cúi người về phía trước;
  • Nắm một tay lại và đặt nắm tay lên phần trên rốn của nạn nhân;
  • Dùng tay còn lại ôm lấy bàn tay đang nắm và ấn thật nhanh, mạnh vào bụng nạn nhân theo chiều hướng lên trên;
  • Thực hiện thao tác này 5 lần;
  • Nếu vật lạ chưa rơi ra, tiếp tục lặp lại việc cấp cứu “5-5” như đã giới thiệu ở trên.

Nếu bạn là người duy nhất có thể cứu nạn nhân khi đó, hãy thực hiện việc vỗ lưng và ấn bụng trước khi gọi cấp cứu. Nếu những người khác cũng có mặt, yêu cầu người đó gọi cấp cứu trong khi bạn đang cấp cứu cho nạn nhân.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi bằng việc ấn mạnh vào ngực và làm thông thoáng đường thở.

Cách thực hiện liệu pháp Heimlich cho bản thân khi bị nghẹn

Đầu tiên, nếu khi bạn bị nghẹn không có ai ở xung quanh, bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó thực hiện các bước sau:

  • Vì bạn không thể tự vỗ lưng cho mình được, bạn vẫn có thể tự thực hiện việc ấn bụng để loại bỏ vật lạ;
  • Đặt nắm tay phía trên rốn của mình;
  • Dùng tay còn lại nắm chặt lấy bàn tay đang đặt ở rốn và cúi người lên một chỗ dựa cứng- như bàn hoặc ghế;
  • Ấn nắm tay của bạn vào bên trong, hướng lên trên.

Những lưu ý khi cấp cứu cho phụ nữ mang thai hay người béo phì bị nghẹn

Đối với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì bị nghẹn thì bạn nên thực hiện theo cách sau:

  • Vị trí tay cao hơn hơn bình thường, tại mũi của xương ức khi làm động tác Heimlich;
  • Tiến hành nhấn mạnh vào ngực, với một lực đẩy nhanh;
  • Lặp lại cho đến khi thức ăn hoặc tắc nghẽn khác được cải thiện.

Cấp cứu cho người bất tỉnh do nghẹn

Đối với nạn nhân bất tỉnh do bị nghẹn, bạn nên có các bước cấp cứu như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn;
  • Làm thoáng đường thở: nếu vật lạ mắc ở phía sau vòm họng hoặc mắc ở vị trí cao tại vòm họng (mà có thể quan sát được), dùng ngón tay đưa vào trong miệng và lôi vật lạ ra. Hết sức cẩn thận để không làm cho vật lạ mắc vào họng sâu hơn (việc này dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ);
  • Thực hiện hồi sức tim phổi nếu vật lạ vẫn mắc lại và nạn nhân không phản ứng sau khi bạn thực hiện những thao tác trên. Việc ấn mạnh vào ngực trong khi cấp cứu có thể làm vật lạ mắc kẹt lại, thế nên bạn hãy thường xuyên kiểm tra miệng của nạn nhân.

Cấp cứu cho trẻ bị nghẹn

Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

  • Ngồi xuống, đặt tay bạn lên đùi và đặt trẻ nằm cúi mặt trên cánh tay của bạn;
  • Vỗ vào lưng 5 lần thật nhẹ nhàng, nhưng phải đủ mạnh;
  • Nếu không hiệu quả, đặt trẻ nằm ngửa trên cánh tay sao cho phần đầu thấp hơn phần thân. Dùng 2 ngón tay đặt vào giữa xương ức của trẻ và ấn mạnh vào ngực 5 lần;
  • Lặp lại quy trình vỗ lưng và ấn ngực nếu trẻ không thở trở lại. Sau đó gọi cấp cứu ngay.

Đối với trẻ em lớn hơn 1 tuổi, bạn hãy sử dụng cách ấn bụng.

Nghẹn có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Vì thế, bạn nên áp dụng những bước cấp cứu phía trên để tránh diễn tiến xấu của việc nghẹn nhé!

Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

  • Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con bị mắc nghẹn
  • Thực phẩm không an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi
  • Bạn biết gì về loét đường tiêu hóa?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

(69)
Chứng khuyết tật học tập thường không được chẩn đoán chính xác cho đến khi trẻ đến trường khoảng 2 năm. Chứng này có dấu hiệu sớm mà bố mẹ có ... [xem thêm]

Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?

(82)
Hiện nay trên thế giới, hằng năm, có 18 triệu trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do mẹ bầu thiếu hụt iốt, tức là không bổ sung iốt hay ... [xem thêm]

Có bầu sơn móng tay được không: Nên hay không nên?

(90)
Liệu có bầu sơn móng tay có được không? Thực tế, trong thời gian mang thai, mẹ vẫn có thể tự làm đẹp và chăm sóc bản thân nhưng cần cẩn thận khi sơn ... [xem thêm]

Thiền Kundalini: Đánh thức năng lượng tiềm ẩn bên trong bạn

(99)
Khi học cách thiền Kundalini, bạn có thể đánh thức các năng lượng tiềm ẩn để kiểm soát cảm xúc, thói quen, suy nghĩ… Từ đó, bạn sẽ tránh được nhiều ... [xem thêm]

Tại sao cơ thể bạn luôn cần chất xơ và tinh bột?

(61)
Tinh bột và chất xơ là hai trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nhưng liệu bạn hiểu được những “người bạn ... [xem thêm]

Bí kíp đánh bay bụng bia cho quý ông

(62)
Bụng bia làm cho các quý ông cảm thấy cơ thể mình nặng nề hơn, kém hấp dẫn hơn trong những bộ vest. Chỉ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và luyện ... [xem thêm]

8 lời đồn khi mang thai hóa ra cũng đúng!

(48)
Mang thai có lẽ là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy, chị em thường rất cẩn trọng và giữ gìn cẩn thận. Thế nhưng, ... [xem thêm]

20 lợi ích đáng ngạc nhiên của ánh nắng mặt trời

(29)
Chúng ta đều biết tiếp xúc nhiều với tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da và lão hóa sớm. Thế nhưng, đó không phải là lý do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN