Cách chữa hóc xương cá dành cho trẻ nhỏ

(3.83) - 30 đánh giá

Việc trẻ vô tình hóc xương khi ăn cá là tình trạng khá phổ biến. Xương cá rất nhỏ và dễ dàng bị bỏ qua khi chế biến hoặc khi nhai. Nắm giữ được cách chữa hóc xương cá, bạn sẽ giúp con vượt qua được tình trạng khó chịu nhanh chóng.

Dù bạn cẩn thận nhặt hết xương khi cho con ăn cá, vẫn có khả năng bé bị hóc xương. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoảng loạn và có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để biết thêm được những mẹo chữa hóc xương cá.

Hóc xương cá gây khó chịu cho trẻ như thế nào?

Nếu con bị hóc xương cá con sẽ có cảm giác ngứa ran hoặc châm chích trong cổ họng. Xương cá có thể gây đau nhói ở cổ họng trẻ, làm trẻ bị ho thậm chí là chảy máu. Khi ăn, con sẽ cảm thấy khó nuốt và đau khi nuốt.

Loại xương cá trẻ dễ bị hóc nhất là gì?

Một số loại cá có hệ thống xương khá phức tạp, nhiều xương nhỏ hơn nhưng loại cá khác. Một số loại cá mà trẻ dễ bị hóc xương khi ăn như:

  • Cá trích mình dày
  • Cá chép
  • Cá hồi

Khi cho con ăn một trong những loại cá trên, bạn hãy cẩn thận xem liệu còn xương trong cá không nhé!

Một số cách chữa hóc xương cá cho trẻ

Cách chữa hóc xương cá bằng kẹo dẻo

Có thể bạn chưa nghe đến, tuy nhiên ăn kẹo dẻo để chữa hóc xương cá là một cách khá hiệu quả để lấy xương cá ra khỏi cổ họng. Khi trẻ mắc xương cá, bạn hãy cho trẻ nhai kẹo vừa đủ mềm sau đó nuốt một cục vừa phải. Các chất kết dính, đường trong kẹo có thể bám vào xương và kéo nó xuống cổ họng.

Cho trẻ ho

Phản ứng đầu tiên khi bé bị hóc xương cá là ho. Nếu không, bạn nên khuyến khích trẻ làm điều đó. Ho đủ mạnh trong vài phút sẽ giúp có đủ luồng khí giúp xương cá rơi ra khỏi cuống họng của con.

Ăn các loại đậu hoặc hạt

Hãy dùng các loại hạt khác nhau như đậu phộng, hạt óc chó và hạnh nhân. Những loại hạt này có cấu trúc thô sẽ giúp xương rơi ra và không dính chặt vào cổ họng nữa nếu bé nhai kỹ.

Uống dầu ô liu

Dầu ô liu là một mẹo chữa hóc xương cá hữu hiệu, do đây là một chất bôi trơn tuyệt vời. Dầu ô liu sẽ không hòa tan ngay lập tức với nước bọt và dịch tiêu hóa. Vì vậy, dầu là một lựa chọn tốt để đẩy xương cá xuống. Dầu sẽ làm cho xương trơn, mềm hơn nhằm giúp bé nuốt xương xuống.

Uống giấm là một cách chữa hóc xương cá

Bạn có thể thử cho trẻ nhấm nháp một ít giấm pha loãng khi bị hóc xương cá nhằm giúp mảnh xương dễ di chuyển. Xương cá thường có cấu tạo mảnh và dễ vỡ. Vì vậy, tính axit của giấm sẽ giúp hòa tan xương trong cổ họng của con. Hạn chế của phương pháp này là có thể mất nhiều thời gian hơn.

Nhai xôi hoặc cơm

Một muỗng xôi hoặc gạo nếp có thể giúp xương cá dính vào. Khi con nuốt, xương cá sẽ cuốn theo xuống dạ dày. Do đó, bạn hãy cho bé nhai thực phẩm này nhé. Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ không nên nuốt xuống quá nhanh để tránh bị sặc.

Ăn chuối

Chuối cũng giống như kẹo dẻo, có thể giúp chữa hóc xương cá ở trẻ. Bạn hãy cho trẻ cắn một miếng chuối lớn và ngậm trong ít nhất một phút, sau đó nuốt. Điều này sẽ giúp chuối thấm nước bọt.

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu xương đâm vào cổ họng quá sâu trong thời gian dài, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để con được chữa trị. Bác sĩ sẽ dùng kẹp gắp xương ra và làm sạch cổ họng để tránh việc bé bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu trẻ có những triệu chứng sau:

  • Đau ngực
  • Tím tái
  • Sưng tấy
  • Chảy nhiều nước dãi
  • Khó ăn hoặc uống quá mức

Trên đây là những cách chữa hóc xương cá cho trẻ. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Bất ngờ về tác dụng của hạt hạnh nhân đối với trẻ” để chế biến món ăn mới cho con nhé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 bí quyết trẻ lâu, giữ gìn nhan sắc cho phụ nữ sau tuổi 25

(61)
Sau 25 tuổi, nhiều chị em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da có đốm nâu và thâm sạm… Có thể đó là những thay đổi nhỏ nhặt ... [xem thêm]

Mù màu ở trẻ nhỏ gây trở ngại đến cuộc sống của con

(62)
Mù màu ở trẻ nhỏ khiến con yêu không phân biệt được màu sắc cũng như gây trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt, sở thích cá nhân sau này.Nếu bé cưng gặp ... [xem thêm]

Tróc da đầu ngón tay, khám ngay nếu tự chữa không khỏi!

(46)
Bạn có thể tự tìm cách chữa tróc da đầu ngón tay tại nhà bằng các nguyên liệu như mật ong, lô hội, dầu dừa… Nếu nguyên nhân gây tróc da là do bệnh lý da ... [xem thêm]

5 cách massage ngực giúp bạn bảo vệ sức khỏe

(24)
Massage ngực 15 phút mỗi ngày không chỉ khiến bầu ngực của bạn ngày càng đẹp và săn chắc hơn mà còn giúp phụ nữ đang mang thai, cho con bú tăng tiết sữa. ... [xem thêm]

Thúc đẩy kế hoạch giảm cân cho người bệnh tiểu đường

(87)
Bạn đã sẵn sàng để giảm cân? Để đạt được thành công, bạn cần phải lập một kế hoạch giảm cân thực tiễn và có khả năng thực hiện được. Hãy ... [xem thêm]

Bà bầu bị viêm gan B nên điều trị như thế nào?

(14)
Viêm gan B là bệnh khá phổ biến do virus HBV gây ra. Đối với người bình thường, căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu bà bầu bị viêm gan B thì sẽ có ... [xem thêm]

Liệu có thể thông ống dẫn trứng theo cách tự nhiên không?

(85)
Việc vòi dẫn trứng bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là ở những chị em đang khao khát có con. Bên cạnh ... [xem thêm]

Giúp trẻ bị bệnh tiểu đường không còn sợ xét nghiệm

(90)
Bệnh tiểu đường ở trẻ em là một thử thách đối với cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ cũng phải đối mặt với những thử thách không kém khi phải làm quen với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN