Cách đo huyết áp chính xác, bạn đã biết?

(4.25) - 34 đánh giá

Tình trạng cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Một số trường hợp có thể phát triển thành tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Mức huyết áp bình thường là một trong những yếu tố cho biết sức khỏe tốt. Khi huyết áp trở nên quá cao sẽ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Trong quá trình mang thai, huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong một vài trường hợp, nó có thể phát triển thành tiền sản giật, một rối loạn gây ảnh hưởng xấu đến thai. Nếu bạn đang băn khoăn về căn bệnh này, Chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

Huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong thai kỳ?

Thông thường huyết áp sẽ thay đổi trong thời gian mang thai. Hormone progesterone làm giãn các thành mạch máu khiến huyết áp của bạn giảm xuống trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ hai. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi nếu đứng quá lâu hoặc dậy sớm khi huyết áp thấp.

Huyết áp của mẹ bầu sẽ ở mức thấp nhất vào giữa thai kỳ và bắt đầu tăng dần từ tuần 24 của thai kỳ. Nếu sức khỏe tốt, huyết áp của bạn sẽ trở lại mức bình thường trong vài tuần trước khi sinh.

Bác sĩ đo huyết áp như thế nào?

Trước khi bác sĩ đo huyết áp, bạn hãy ngồi xuống và xắn tay áo lên. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đo huyết áp quấn vòng quanh phần phía trên khuỷu tay và bơm không khí vào đó. Băng quấn đo huyết áp sẽ phồng lên và thắt tay bạn rất chặt để làm ngừng dòng máu trong mạch máu chính ở cánh tay. Sau đó, bác sĩ sẽ giải phóng không khí trong vòng bít huyết áp ra ngoài từ từ và đọc chỉ số hiển thị trên đồng hồ đo.

Kết quả sẽ hiển thị dưới dạng phân số, ví dụ như 110/70. Số đầu tiên cho biết huyết áp khi tim bơm máu xung quanh cơ thể (huyết áp tâm thu). Số thứ hai là huyết áp khi tim thư giãn giữa các nhịp đập (tâm trương). Huyết áp ở mỗi mẹ bầu thường khác nhau, vì vậy tốt nhất bạn không nên so sánh kết quả với mẹ bầu khác. Huyết áp trung bình của người khỏe mạnh là giữa 110/70 và 120/80.

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ cho bạn biết huyết áp có cao hay không. Bác sĩ sẽ chẩn đoán huyết áp cao nếu:

  • Huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn trong lần đo thứ 2 cách nhau 4 giờ;
  • Huyết áp cho kết quả ở phần mẫu số (tâm trương) từ 110 trở lên. Nếu chỉ số này cao đồng nghĩa bạn đã bị huyết áp cao.

Trong khi khám thai, nếu bị huyết áp cao thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thêm tại bệnh viện. Bạn có thể ở lại bệnh viện để được giám sát huyết áp trong vòng 3 hoặc 4 giờ.

Huyết áp cao thường có những tên gọi khác nhau, phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ:

  • Trước tuần 20 của thai kỳ, nếu bạn bị cao huyết áp thì đây là cao huyết áp mạn tính và vẫn tiếp tục sau khi sinh;
  • Sau 20 tuần, nếu mẹ bầu tăng huyết áp thì sẽ gọi là cao huyết áp khi mang thai.

Tại sao mẹ bầu phải đo huyết áp?

Đo huyết áp là cách để biết sức khỏe của mẹ bầu như thế nào. Bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu của những biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng gọi là tiền sản giật, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ.

Nhiều người vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ về chứng tiền sản giật xảy ra khi nhau thai không hoạt động tốt. Điều này có thể dẫn đến huyết áp cao và các vấn đề khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu cũng như đo huyết áp của bạn. Ngoài ra, protein trong nước tiểu và huyết áp cao là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.

Nếu bị cao huyết áp từ trước hoặc huyết áp tăng khi mang thai, nhiều khả năng bạn sẽ bị tiền sản giật. Dù không hoàn toàn chắc chắn nhưng huyết áp tăng xảy ra càng sớm thì càng có nhiều khả năng phát triển chứng tiền sản giật.

Bạn có thể bị cao huyết áp khi mang thai và tiền sản giật mà không nhận ra vì không cảm thấy có điều khác biệt bên trong cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn cần đi khám thai đầy đủ và thường xuyên kiểm tra huyết áp cũng như nước tiểu.

Bác sĩ sẽ giải thích những triệu chứng đáng lưu ý và có cách điều trị nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc có các bất thường không rõ lý do. Chứng tiền sản giật phát triển rất nhanh nên bạn cần nhận được sự hỗ trợ về y tế ngay lập tức.

Huyết áp có giảm sau khi sinh hay không?

Nếu bạn bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai thì có thể chỉ số sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con vài tuần. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần trong vòng 6 giờ sau khi sinh. Sau đó, nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi ít nhất 2 lần trong những ngày tiếp theo.

Bạn có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng huyết áp cao trong vài tháng sau khi sinh. Một số loại thuốc rất an toàn nên đừng lo lắng nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ. Khi ra viện, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm soát huyết áp và thay đổi liều lượng thuốc theo toa. Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về các triệu chứng tiền sản giật để phòng ngừa tốt hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chứng cao huyết áp khi mang thai. Mong rằng các bà mẹ tương lai cũng như những người thân đã biết cách thăm khám và kiểm tra tiền sản để có thể bảo vệ mẹ và bé tốt hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điểm danh những nguyên nhân gây mùi vùng kín

(60)
Mùi ở vùng kín có thể khiến bạn cảm thấy tự ti và lo lắng về sức khỏe của mình. Sự thật là vùng kín phụ nữ đều có mùi tự nhiên và chuyện này hoàn ... [xem thêm]

9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui

(90)
Trong một vài trường hợp, bạn muốn tìm cách có kinh sớm để có thể thoải mái tham dự một sự kiện quan trọng hoặc đi chơi cùng gia đình vào đúng kỳ đèn ... [xem thêm]

Gan làm việc như thế nào?

(56)
Gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chuyển hóa của cơ thể. Gan là một trong những cơ quan lớn nhất cơ thể, với khối lượng 1,5 kg. Trong bài này, ... [xem thêm]

7 biến chứng khi không điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(88)
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có khi không cần điều trị nhưng bạn vẫn phải có biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng, tránh các biến ... [xem thêm]

Uống vitamin tổng hợp: Không cần thiết nếu bạn thường ăn 7 thực phẩm này

(62)
Uống vitamin tổng hợp chỉ thật sự cần thiết khi cơ thể bạn kém hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.Nếu bạn có cơ địa và khả năng hấp thụ bình ... [xem thêm]

Đừng nhầm lẫn giữa bạch tạng và bạch biến

(52)
Bạch tạng và bạch biến đều là những tình trạng giảm sắc tố do những rối loạn liên quan đến hắc sắc tố trong cơ thể. Điểm khác biệt chính giữa hai ... [xem thêm]

Kem chống nắng cho da nhạy cảm: Lựa chọn sao cho đúng?

(37)
Thông thường, kem chống nắng có thể chứa một hoặc nhiều hoạt chất để ngăn chặn tia UV nhưng chúng cũng có thể chứa các thành phần gây kích ứng cho làn ... [xem thêm]

Cách giúp bạn ngăn ngừa mộng tinh hiệu quả

(57)
Mặc dù là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, tuy nhiên nhiều nam giới vẫn muốn ngăn ngừa mộng tinh để không phải thức dậy vào sáng mai với chiếc quần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN