Cảm giác mệt mỏi sau đột quỵ

(3.87) - 65 đánh giá

Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường (ví dụ như không cử động được bàn tay hoặc cánh tay). Tuy nhiên, có thể bạn sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn sau một vài tháng. Đối với một số người, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài nhiều năm sau đột quỵ, nhưng họ thường tìm cách sử dụng tối đa nguồn sinh lực mà họ có.

Tại sao tôi lại mệt mỏi đến vậy?

Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Khi đó, bạn có thể có cách để kiểm soát và cải thiện điều đó. Hãy hỏi ý kiến nhân viên y tế để loại trừ những tình trạng bệnh lý có thể gây ra mệt mỏi hoặc làm trầm trọng hơn sự mệt mỏi của bạn. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi sau đột quỵ vì 4 lý do chính:

  • Có thể là vì bạn có ít sinh lực hơn trước đây, do ngủ kém, không vận động đủ, dinh dưỡng kém hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
  • Bạn có nhiều sinh lực như trước đây, nhưng đang phải sử dụng chúng khác với lúc trước. Do ảnh hưởng của đột quỵ, những việc thường ngày như mặc quần áo, nói chuyện hoặc đi bộ đều cần phải cố gắng hơn rất nhiều. Những thay đổi trong tư duy và trí nhớ cũng làm bạn phải tập trung hơn. Bạn luôn phải “cảnh giác” và điều này cũng làm hao tổn sinh lực.
  • Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do những thay đổi về cảm xúc. Đương đầu với sự chán nản, lo âu, tức giận và buồn bã có thể làm bạn mất sức. Đột quỵ thường làm bạn xuống tinh thần. Cảm giác mất sinh khí, mất hứng thú hoặc giảm nhiệt huyết thường gặp khi bạn bị xuống tinh thần.
  • Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do trầm cảm. Trầm cảm là hiện tượng rất thường gặp sau đột quỵ. Các triệu chứng bao gồm cảm giác thiếu sinh lực trầm trọng, thiếu động lực, và khó khăn trong việc tập trung hoặc giảm hứng thú khi làm bất kỳ việc gì. Trầm cảm lâm sàng là chứng bệnh có thể điều trị được. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc đánh giá tình trạng trầm cảm của bạn nếu như sự mệt mỏi vẫn tiếp diễn.

Làm thế nào để tăng cường sinh lực?

  • Hãy cho bác sĩ biết cảm xúc của bạn và chắc chắn rằng hồ sơ sức khỏe (bệnh án) của bạn được cập nhật. Bác sĩ của bạn có thể đánh giá những lý do bệnh lý có thể gây nên sự mệt mỏi. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem liệu sự mệt mỏi đó có phải là do tác dụng phụ của thuốc hay không.
  • Hãy ăn mừng những tiến bộ của mình. Hãy tự thưởng cho bản thân khi bạn làm được một điều gì đó. Hãy nhìn về những gì bạn đã đạt đượt chứ không phải những việc bạn còn phải làm.
  • Cố gắng ngủ trưa, hoặc thu xếp những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Hãy nghỉ ngơi đủ lâu để bạn có thể thấy khỏe khoắn trở lại.
  • Hãy học cách thư giãn. Đôi khi mọi việc càng trở nên khó khăn khi bạn cố sức. Bạn sẽ trở nên căng thẳng, lo âu và chán nản. Tất cả những điều này sẽ làm tiêu hao thêm sinh lực của bạn. Ngược lại, khi thư giãn, bạn có thể sử dụng sinh lực một cách hiệu quả.
  • Hãy làm một vài việc mà bạn thích mỗi ngày. Những thời gian vui vẻ và thái độ tích cực sẽ giúp gia tăng sinh lực.
  • Hãy giao lưu với mọi người. Hãy ra ngoài để gia nhập cộng đồng, gặp gỡ bạn bè, gia đình và những người khác.
  • Hoạt động thể chất là rất quan trọng. Với sự cho phép từ bác sĩ, hãy cân nhắc việc tham gia một chương trình tập luyện sức khỏe.

Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và y tá

Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi mà bạn quan tâm để hỏi nhân viên y tế. Một trong số đó có thể là:

  • Tôi có thể làm gì để giảm mệt mỏi?
  • Tình trạng trầm cảm có đang làm cho tôi mệt mỏi?
  • Những loại thuốc tôi dùng có đang làm tôi mệt mỏi?

Tài liệu tham khảo

http://www.strokeakssociation.org/idc/groups/stroke-public/@wcm/@hcm/documents/downloadable/ucm_309719.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS.TS. Phạm Nguyên Quý - BS. Trương Quang Huy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm não

(69)
Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus). Tại Anh, virus thường gặp nhất gây viêm não là virus herpes simplex. ... [xem thêm]

Sa sút trí tuệ (Dementia)

(78)
Sa sút trí tuệ là gì? Sa sút trí tuệ không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương

(51)
Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương là gì? Hình ký sinh trùng sán dải heo trưởng thành (tên khoa học là Taenia solium). Nhiễm ấu trùng sán ... [xem thêm]

Bệnh nhược cơ

(25)
Giới thiệu về bệnh nhược cơ Bệnh nhược cơ tiếng Anh là Myasthenia Gravis, phát âm là My-as-theen-ee-a Grav-us, xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latin, có nghĩa là ... [xem thêm]

Điều trị rối loạn lo âu

(20)
Rối loạn lo âu là gì? Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối ... [xem thêm]

Bệnh Wilson

(68)
Bệnh Wilson là gì? Bệnh Wilson là bệnh di truyền gây tích tụ quá nhiều đồng trong cơ thể. Đây là rối loạn di truyền hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1 trên 30.000 ... [xem thêm]

Điều trị tự kỷ

(94)
Điều trị tự kỷ Không có điều trị nào giúp chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tự kỷ cũng như không có một phương pháp điều trị nào có thể áp dụng với ... [xem thêm]

Mất điều hòa (thất điều) và rối loạn chức năng vận động tiểu não

(93)
Giới thiệu chung Tiểu não và thân não Mất điều hòa (thất điều) là thiếu sự kiểm soát của cơ hoặc thiếu sự phối hợp của các vận động tự chủ, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN