Khái niệm tự kỷ và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

(4.14) - 54 đánh giá

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh.

Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các trường hợp mắc tự kỷ hay do sự gia tăng thực sự số trường hợp mắc rối loạn này hoặc do kết hợp cả hai nguyên nhân.

Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tự kỷ, nhưng điều trị sớm và tích cực có thể tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của nhiều trẻ mắc rối loạn này.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ?

Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ em thuộc mọi chủng tộc và quốc gia, nhưng có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ, bao gồm:

  • Giới tính: Trẻ nam có nguy cơ phát triển rối loạn tự kỷ cao gấp 4-5 lần so với trẻ nữ.
  • Tiền sử gia đình: Những gia đình có một trẻ mắc tự kỷ sẽ tăng nguy cơ có một đứa con khác cũng mắc rối loạn này. Và cũng khá thường gặp tình huống cha mẹ hoặc người thân của trẻ mắc tự kỷ cũng có những vấn đề nhẹ về kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp, hoặc có đôi chút hành vi thuộc tự kỷ.
  • Các rối loạn khác: Trẻ mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ cao hơn bình thường. Những tình trạng này gồm hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy; những rối loạn di truyền ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ; bệnh xơ cứng củ với biểu hiện gồm các khối u lành tính phát triển trong não; hội chứng Tourette; động kinh.
  • Tuổi bố mẹ: Dường như cũng có mối liên kết giữa rối loạn tự kỷ và tuổi của bố mẹ khi sinh con, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định mối liên kết này.
Xem thêm bài viết Tự kỷ - Những điều cần biết

Tài liệu tham khảo

  • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/definition/con-20021148
  • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/risk-factors/con-20021148
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Thanh Nhã Uyên - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Kích thích não sâu

    (59)
    Kỹ thuật kích thích não sâu đã được sử dụng từ nhiều thập niên trong điều trị đau kháng trị. Gần đây, kỹ thuật này được xem là hiệu quả và an ... [xem thêm]

    Bệnh Huntington

    (31)
    Định nghĩa Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây nên bởi sự thoái hóa tiến triển của các tế bào thần kinh trong não bộ. Bệnh có tác động to lớn đến ... [xem thêm]

    Trầm cảm

    (29)
    Trầm cảm là gì? Ai cũng có lúc cảm thấy buồn chán. Nhưng cảm giác này thường không kéo dài và mất đi trong vòng vài ngày. Khi bạn bị trầm cảm, nó ảnh ... [xem thêm]

    Phục hồi chức năng bệnh Parkinson

    (23)
    Tài liệu sau đây sẽ hướng dẫn các bạn các bài tập phục hồi chức năng bệnh Parkinson. Các bài tập vận động phục hồi chức năng bệnh Parkinson. Biên ... [xem thêm]

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

    (74)
    Định nghĩa Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường ... [xem thêm]

    Viêm cơ – viêm đa cơ và viêm da cơ

    (39)
    Biên dịch: Ths.BS. Phan Hoàng Phương Khanh Hiệu đính: BS. Minh Ngọc Viêm đa cơ và viêm da cơ là các bệnh lý của mô liên kết đặc trưng bởi tình trạng viêm cơ. ... [xem thêm]

    Bệnh Meniere

    (51)
    Hình minh họa bệnh Meniere Bệnh Meniere là gì? Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự ... [xem thêm]

    Rối loạn vận động trong bệnh teo đa hệ thống

    (26)
    Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy – MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN