Cảnh báo tác hại khôn lường của cơn tức giận khi cãi vã

(4.07) - 82 đánh giá

Bạn đã từng trải qua cảm giác tức giận mỗi khi tranh cãi với bạn đời của mình hay đơn giản là kiềm nén và để mối quan hệ rơi vào trạng thái lặng thinh? Dù ở mức độ nào, những phản ứng trên đều không có lợi cho sức khỏe của bạn. Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học California, Đại học Berkeley và Đại học Northwestern, cách bạn phản ứng trong các cuộc tranh cãi với bạn đời có thể sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe mà bạn không hề hay biết.

Bạn có thường tức giận khi cãi vã?

Trong một nghiên cứu khác được đăng tải trên tờ Emotion, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ của 156 cặp vợ chồng trung niên và một số cặp vợ chồng dị tính lớn tuổi. Robert Levenson, tác giả của bài nghiên cứu đã theo dõi những cặp đôi này từ năm 1989. Năm năm một lần, các cặp đôi sẽ đến phòng thí nghiệm và kể lại những sự kiện đã diễn ra trong suốt quãng thời gian đó, bao gồm những niềm vui và những điều khiến mối quan hệ của họ trở nên mong manh. Những tương tác giữa hai bên sẽ được mã hóa và theo dõi để làm các bài phân tích hành vi, sau đó các cặp vợ chồng sẽ hoàn thiện các cuộc điều tra chi tiết về sức khỏe của họ.

Trong cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu để tâm đến những dấu hiệu của sự tức giận trong các cuộc cãi vã như hai môi mím chặt, chân mày nhăn nhó, cơ hàm bạnh ra hay sự lên xuống của giọng nói. Ngược lại, khi một trong hai bên phớt lờ hay giữ im lặng trong suốt cuộc cãi vã, họ sẽ thể hiện một số phản ứng như đanh mặt lại hay nhìn đi chỗ khác.

Tức giận khi cãi vã có thể gây bệnh tim mạch và cơ xương khớp

Sau nhiều thập kỉ theo đuổi đề tài, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ đặc biệt giữa hai phản ứng trái chiều trong các cuộc cãi vã và sức khỏe tổng quát của con người: Những người luôn tỏ ra giận dữ với bạn đời trong những lời kể của mình thường có nguy cơ vướng phải các vấn đề tim mạch cao hơn. Ngược lại, những người phớt lờ bạn đời sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về cơ và xương như bệnh đau lưng hay nhức mỏi cơ bắp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra hệ quả này sau khi đã bỏ qua các yếu tố tuổi tác, giáo dục, sự tập luyện, thói quen hút thuốc và sử dụng các loại thức uống chứa cồn và sự tiêu thụ caffein. Mối tương quan giữa sức khỏe và các phản ứng thường đúng với cả vợ và chồng, nhưng thường xảy ra với người chồng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Claudia Haase, một trong những tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh rằng cuộc cãi vã dù chỉ kéo dài vỏn vẹn 15 phút hoặc ít hơn cũng có thể để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho người chồng tới 20 năm trong tương lai. Theo thống kê, gần 80% những người đàn ông có xu hướng nổi giận khi cãi vã sẽ gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng như đau ngực, tim đập nhanh và thở dốc. Những triệu chứng này chỉ xảy ra với 53% những người luôn tỏ ra bình tĩnh. Nguyên do của tình trạng này là áp lực máu và nhịp tim sẽ bị tăng cao mỗi khi bạn nóng giận. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng có thể dự đoán một cách chính xác những căn bệnh nào có thể xảy đến với những cặp đôi dựa vào cách họ phản ứng khi cãi vã với bạn đời.

Biến tức giận thành tranh luận ôn hòa để có lợi cho sức khỏe

Để thay đổi thói quen trong lúc cãi vã để tránh sức khỏe bị tàn phá, hãy thử đi dạo một vài phút mỗi khi bạn bắt đầu có cảm giác nóng giận. Việc rời đi giúp bạn cắt ngang cuộc cãi vã trước khi chúng bắt đầu khiến bạn gào thét hay phớt lờ. Đi dạo cũng giúp bạn bình tĩnh hơn và sau khi tiếp tục tranh luận trở lại, bạn sẽ nói chuyện một cách chắc chắn và ôn hòa hơn.

Cãi vã không chỉ khiến mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì vậy, hãy tập cho bản thân thói quen hạn chế các cuộc tranh cãi để tránh xa các triệu chứng bệnh tiềm tàng bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Gặp TRỰC TUYẾN hay gặp TRỰC TIẾP, cái nào lợi hơn?
  • Mẹo giúp vợ chồng luôn “cơm lành, canh ngọt”

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết kiềm chế cơn giận mất khôn khi dạy con

(23)
Đã có khi nào bạn “nổi cơn tam bành” với con tại nhà không? Trẻ dường như là nguyên nhân của những cơn giận và hành động nóng nảy khi bố mẹ kiệt ... [xem thêm]

Triệu chứng giống đột quỵ nhưng không phải là đột quỵ

(100)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Làm sao để giảm kích thước vòng một quá cỡ?

(69)
Vòng một đầy đặn có lẽ là ao ước của nhiều phụ nữ, nhưng khi sở hữu đôi gò bồng đảo quá cỡ thì họ lại chỉ muốn giảm kích thước vòng một để ... [xem thêm]

Vitamin nào tốt nhất cho sức khỏe phụ nữ?

(31)
Cơ thể phụ nữ có nhu cầu về việc hấp thu vitamin đa dạng hơn nam giới. Các loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe tổng quát của phái đẹp. Do đó, bạn ... [xem thêm]

5 cách hiệu quả để nói KHÔNG với bé

(87)
Mang thai và sinh con là niềm vui không dễ gì diễn tả được. Thế nhưng, nhiều gia đình lại rơi vào tình huống khá gian nan là tiếp tục sinh em bé sau khi bé ... [xem thêm]

Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 2)

(96)
Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. ... [xem thêm]

7 cách trị mụn và 3 cách trị gàu bằng mặt nạ mướp đắng

(22)
Mướp đắng (khổ qua) là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người dùng, nhờ hàm lượng vitamin A, C, E và B, kali, kẽm và các vi chất dinh ... [xem thêm]

Bạn nên ăn 8 loại thực phẩm giúp bổ máu sau (Phần 1)

(26)
Máu đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong cơ thể. Vậy để bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm như thế nào? Hãy cùng tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN