Chảy máu âm đạo sau phá thai: nguy hiểm tiềm tàng

(4.11) - 72 đánh giá

Tìm hiểu về chảy máu âm đạo sau phá thai sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguy cơ và cách phòng ngừa hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.

Chảy máu âm đạo là hiện tượng có thể xảy ra sau khi phá thai, kể cả phá thai bằng thuốc hay nạo hút. Tất cả phụ nữ đều cần đề phòng hiện tượng này, vì chảy máu âm đạo có thể dẫn đến nhiễm trùng, băng huyết và các biến chứng khác nữa. Chỉ có khoảng 1% phụ nữ gặp phải vấn đề này sau khi phá thai. Tuy nhiên, nếu gặp bất cứ biểu hiện chảy máu âm đạo nào dưới đây, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay!

Chảy máu âm đạo sau phá thai

Thông thường, khoảng hai tuần sau nạo phá thai, bạn có thể sẽ bị chảy máu nhẹ. Nếu tình trạng này không kết thúc trong vài ngày, máu sẽ chảy nặng hơn kèm theo các cơn đau do co thắt.

Chảy máu âm đạo là kết quả của việc các cơ tử cung không co lại hoặc các mạch máu không co thắt để cầm máu. Một nguyên nhân khác là các cục máu đông tích tụ trong tử cung sau phẫu thuật. Một trường hợp hiếm khác, tử cung có thể bị rách sau khi phẫu thuật, dẫn đến việc rỉ máu.

Xuất hiện các cục máu đông

Thường thì máu đông sẽ tự biến mất khi bạn hồi phục dần sau phá thai. Tuy nhiên, nếu kích thước máu đông không dừng lại cỡ một viên sỏi mà to dần lên bằng quả trứng hoặc hơn, điều này sẽ rất tệ nếu chúng ở quá lâu trong cơ thể.

Nếu tử cung không co lại như bình thường thì việc đóng mở cổ tử cung sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, máu sẽ không thoát ra được khỏi tử cung, gây sưng đau ở vùng bụng dưới.

Chảy nhiều máu bất thường

Làm sao để biết bạn chảy bao nhiêu máu là bất thường? Chúng tôi đưa bạn 3 cách để nhận biết:

  • Máu thấm nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh trong khoảng 2 giờ;
  • Máu chảy liên tục hơn 12 tiếng;
  • Máu có màu đỏ tươi thay vì đỏ thẫm.

Lưu ý: Hiện tượng chảy máu sau phá thai thường xảy ra khi phá thai bằng cách sử dụng thuốc do thành phần mifepristone và misoprostol trong thuốc phá thai. Hãy xem chừng các dấu hiệu trên sau khi bạn thực hiện phá thai bằng thuốc.

Bạn phải làm gì để phòng ngừa chảy máu âm đạo?

Để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc, các bạn nữ cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo toa và đúng giờ;
  • Tránh các hoạt động gây ảnh hưởng tử cung sau phá thai;
  • Không tập luyện thể thao;
  • Không nâng đồ vật nặng;
  • Không quan hệ tình dục trong 2 tuần sau khi phá thai;
  • Không sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống đưa vào âm đạo) 2 tuần sau phá thai.

Và hãy nhớ, hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có biểu hiện gì bất thường bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thông tin hữu ích về bệnh gan do rượu

(49)
Tìm hiểu chungSuy gan là bệnh gì?Việc tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho gan. Khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan. Ở ... [xem thêm]

Dây rốn quấn cổ thai nhi: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?

(28)
Hầu hết các mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng khi nghe bác sĩ cho biết bé cưng đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là bạn có nên quá lo lắng khi bé ... [xem thêm]

12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

(42)
Các cơn đau của chứng viêm khớp dạng thấp thật sự rất khó chịu, chế độ ăn uống của bạn có thể góp một phần vào sự khó chịu đó! Đây là lý do ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thuốc lá điện tử

(49)
Biên dịch: Tâm Nhã Hiệu đính: Bác sỹ Jonathan Hoàng Lâm Lời giới thiệu Bài viết này có sử dụng thông tin được trích dịch từ hai trạng mạng UptoDate (trang ... [xem thêm]

Vitamin D và axit béo omega-3 trong thai kỳ

(87)
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho thai kỳ là một trong những cách giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh các vitamin và chất dinh dưỡng thiết ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm các món ngon từ mãng cầu xiêm

(41)
Hãy học cách làm các món ngon từ mãng cầu xiêm để vị chua ngọt tự nhiên cùng hương thơm dịu nhẹ từ loại quả này giúp bạn giải nhiệt cho ngày hè tươi ... [xem thêm]

Chất tẩy rửa xanh: Lợi hay hại?

(32)
Các hãng chất tẩy rửa thường tự quảng cáo rằng sản phẩm của họ mang nhãn hiệu chất tẩy rửa xanh. Đồng thời, họ cũng khẳng định sản phẩm của họ ... [xem thêm]

Thu hồi vắc xin và những vấn đề liên quan

(82)
Tên gốc: vắc xin 6 trong 1 (biến độc tố bạch hầu, biến độc tố uốn ván, 3 kháng nguyên ho gà tinh chế, HBsAg, polysaccharide vỏ PRP của Haemophilus influenzae loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN