Chảy máu và các mảng bầm tím trong điều trị ung thư

(3.92) - 18 đánh giá

Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo

Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy

Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra các vấn đề chảy máu, bầm tím, các đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ trên da bệnh nhân. Những dấu hiệu này có thể xảy ra vì tiểu cầu trong máu giảm. Tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông để cầm máu hoặc làm chậm chảy máu.

Một mức thấp hơn mức bình thường của tiểu cầu trong máu được gọi là giảm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu bình thường là từ 150.000 đến 300.000.

Điều quan trọng là phải báo cho đội chăm sóc ngay lập tức nếu con bạn có vấn đề về chảy máu, bầm tím bất thường hoặc các đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ. Những đốm này được gọi là chấm xuất huyết.

Đôi khi số lượng tiểu cầu thấp có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Chảy máu không ngừng sau vài phút
  • Chảy máu từ miệng, mũi hoặc nôn ra máu
  • Chảy máu từ âm đạo khi không có kinh nguyệt
  • Chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt nặng hơn hoặc kéo dài hơn bình thường
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng
  • Phân có màu đen hoặc có máu
  • Nhức đầu
  • Thay đổi thị lực
  • Cảm giác bồn chồn hoặc buồn ngủ

Các gia đình nên nói với nhóm chăm sóc về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào.

Chẩn đoán các vấn đề chảy máu và bầm tím

Các bác sĩ trước tiên phải quyết định nguyên nhân chảy máu. Các phương pháp có thể bao gồm:

  • Hỏi bệnh và khám thực thể. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu chảy máu và khám bụng để xem lách có lớn hay không.
  • Các xét nghiệm:
    • Công thức máu
    • Xét nghiệm đông máu
  • Các bác sĩ có thể thực hiện chọc hút tủy xương để tìm ra nguyên nhân gây giảm tiểu cầu.

Điều trị giảm tiểu cầu

Các trường hợp tiểu cầu nghiêm trọng có thể cần phải:

  • Điều trị cơ bản. Ví dụ, nếu số lượng tiểu cầu thấp gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc, việc dừng thuốc có thể giải quyết vấn đề.
  • Truyền máu. Truyền máu thay thế tiểu cầu bị mất bằng tiểu cầu của những người khác. Tiểu cầu được truyền cho bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch thông qua tĩnh mạch trung tâm hoặc ngoại biên.

Bệnh nhân và gia đình có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa chảy máu và bầm tím:

  • Tránh một số loại thuốc và các sản phẩm thảo dược. Nhiều loại thuốc không kê đơn có chứa aspirin hoặc ibuprofen, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Một số loại thảo mộc cũng có thể ảnh hưởng đến chảy máu. Bác sĩ sẽ cung cấp một danh sách các loại thuốc và các sản phẩm thảo dược cần tránh.
  • Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng rất mềm.
  • Mang giày, ngay cả khi bên trong nhà.
  • Cẩn thận hơn khi sử dụng các vật sắc nhọn.
  • Sử dụng kem dưỡng da và son dưỡng môi để ngăn ngừa da khô và môi nứt nẻ.
  • Tránh các hoạt động thể chất có thể dẫn đến bầm tím hoặc chấn thương.
  • Không lấy nhiệt độ qua đo trực tràng.
  • Không gãi tại da có vảy hoặc mụn nhọt.
  • Nữ có kinh nguyệt nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon.

Mẹo chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà bao gồm:

  • Chảy máu nướu: Súc miệng bằng nước đá hoặc nước lạnh.
  • Chảy máu mũi: Giữ trẻ ngồi thẳng, ép vào hai cánh mũi bằng ngón trỏ và ngón cái rồi giữ trong 5-10 phút.
  • Chảy máu khác: Áp nhẹ nhàng bằng một miếng vải sạch vào khu vực chảy máu cho đến khi ngừng chảy máu.
  • Bầm tím: Đặt đá lên khoảng 20 phút.

Nếu chảy máu không ngừng sau 5-10 phút, hãy báo ngay cho bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

https://together.stjude.org/en-us/diagnosis-treatment/side-effects/bleeding-bruising-thrombocytopenia.html

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quy định về kê đơn Opioids cho bệnh nhân ngoại trú

(47)
Biên soạn: Nguyễn Thị Phương Châm, Cục quản lý khám chữa bệnh Quản lý Opioids Opioids sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân, AIDS ... [xem thêm]

Ung thư vú di căn phổi

(14)
Biên dịch: Nguyễn Thị Thạch Hà, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trần Quang Kiên, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này mô tả ung thư vú di căn phổi, các ... [xem thêm]

Bảo vệ khả năng sinh sản của trẻ nam mắc ung thư

(14)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp ... [xem thêm]

U sọ hầu ở trẻ em: Chẩn đoán

(23)
Bài viết này giới thiệu danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe. Sử ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Những câu bệnh nhân nên hỏi đội ngũ chăm sóc y tế

(67)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Ung thư ở trẻ em: Thống kê

(90)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Sơn Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về số lượng trẻ em, thanh thiếu niên được ... [xem thêm]

Ung thư thận: Các loại điều trị

(16)
Biên dịch: Phạm Trường Đăng Minh Hiệu đính: BS. Nguyễn Tiến Đồng Được phê duyệt bởi Ban biên tập Cancer.Net, 08/2019 TRONG BÀI VIẾT NÀY NÀY: Bạn sẽ tìm ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN