Sống sót sau ung thư

(4.17) - 90 đánh giá

Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy

Một người đã bị ung thư thường được gọi là người sống sót sau ung thư. Đôi khi, người đồng hành được sử dụng để mô tả một người chăm sóc người thân bị ung thư.

Không phải ai bị ung thư cũng thích từ sống sót. Những lý do lí giải có thể khác nhau. Chẳng hạn, có thể chỉ đơn giản là họ không muốn bị chú ý nhiều hơn với việc là một người bị ung thư. Hoặc nếu họ đang đối phó với bệnh ung thư mỗi ngày, họ có thể tự ám thị mình là người sống với bệnh ung thư. Do đó, họ có thể không nghĩ mình có thể là người sống sót.

Sống với ung thư là khác nhau đối với mỗi người. Nhưng hầu hết mọi người đều có niềm tin chung rằng cuộc sống sẽ khác hơn sau ung thư.

Những phản ứng phổ biến mà mọi người gặp phải sau ung thư bao gồm:

  • Coi trọng cuộc sống.
  • Biết chấp nhận.
  • Cảm thấy lo lắng hơn về sức khỏe của họ.
  • Không biết làm thế nào để đối mặt sau khi điều trị kết thúc.

Hiểu về sự sống sót

Sống sót sau ung thư có ít nhất 2 ý nghĩa phổ biến:

  • Không có dấu hiệu ung thư sau khi kết thúc điều trị.
  • Sống và vượt qua ung thư. Điều này có nghĩa là sự sống sót của bệnh ung thư bắt đầu từ chẩn đoán, bao gồm những người được điều trị trong một thời gian dài. Điều trị của họ có thể làm giảm nguy cơ ung thư quay trở lại hoặc giúp ngăn ngừa ung thư di căn.

Các giai đoạn sống sót

Có 3 giai đoạn sống sót:

  • Sống sót trước mắt ngay từ lúc bắt đầu được chẩn đoán và đi đến kết thúc điều trị ban đầu. Điều trị ung thư là trọng tâm.
  • Sống sót kéo dài bắt đầu vào cuối điều trị ban đầu và trải qua những tháng sau đó. Những ảnh hưởng của ung thư và điều trị là trọng tâm.
  • Sống sót vĩnh viễn là khi nhiều năm trôi qua kể từ khi điều trị ung thư kết thúc. Ít có khả năng ung thư có thể quay trở lại. Ảnh hưởng lâu dài của ung thư và điều trị là trọng tâm.

Thống kê tỷ lệ sống

Số người mắc bệnh ung thư đã tăng lên rất nhiều trong 45 năm qua ở Hoa Kỳ. Năm 1971, có 3 triệu người mắc bệnh ung thư. Hiện nay có hơn 15,5 triệu. Khoảng 67% những người sống sót sau ung thư ngày nay đã được chẩn đoán từ 5 năm trở lên.

Khoảng 17% trong số tất cả những người sống sót sau ung thư được chẩn đoán từ 20 năm trở lên. Gần một nửa (47%) người sống sót là từ 70 tuổi trở lên. Hầu hết những người sống sót sau ung thư mắc các loại:

  • 23% – ung thư vú
  • 21% – ung thư tuyến tiền liệt
  • 9% – ung thư đại trực tràng
  • 8% – ung thư cổ tử cung, tử cung hoặc buồng trứng
  • 8% – khối u ác tính

Tỷ lệ sống cao hơn có thể là do những cải tiến lớn trong phòng ngừa và điều trị ung thư như:

  • Xét nghiệm sàng lọc có thể tìm thấy ung thư sớm hơn. Những xét nghiệm này bao gồm:
    • Chụp nhũ ảnh cho bệnh ung thư vú
    • Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt
    • Nội soi đại tràng ung thư đại trực tràng
    • Xét nghiệm Pap cho ung thư cổ tử cung
  • Phương pháp điều trị hiện tại đang được sử dụng theo những cách tốt hơn
  • Ít tác dụng phụ, giúp điều trị theo kế hoạch đúng tiến độ
  • Các phương pháp điều trị mới hơn như liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch

Sống sót sau ung thư: Những gì mong đợi

Khi kết thúc điều trị, người bệnh sẽ ít tiếp xúc với đội chăm sóc sức khỏe hơn. Những người sống sót có thể có:

  • Hi vọng rằng điều trị kết thúc
  • Không chắc chắn về tương lai
  • Lo lắng thêm
  • Sợ rằng ung thư sẽ quay trở lại
  • Cảm giác tội lỗi về việc sống sót, mất người khác vì ung thư
  • Các vấn đề về thể chất, tâm lý, tình dục hoặc khả năng sinh sản
  • Tự đấu tranh
  • Phân biệt đối xử trong công việc

Thay đổi trong mối quan hệ

Khi điều trị tích cực kết thúc, một số người sống sót cần phải thay đổi và các mối quan hệ có thể thay đổi. Ví dụ:

  • Một số người bạn có thể trở nên thân thiết hơn, trong khi những người khác giữ mình ở một khoảng cách.
  • Gia đình có thể trở nên lo lắng quá mức, hoặc có thể cảm thấy như thể họ không còn được hỗ trợ.
  • Các vấn đề về mối quan hệ từ trước khi chẩn đoán ung thư có thể xuất hiện trở lại.

Bạn có thể làm gì:

  • Hiểu rằng toàn bộ thay đổi của gia đình vì ung thư là họ có thể không nhận thức được.
  • Làm việc thông qua những thay đổi này để có được sự hỗ trợ bạn cần.
  • Duy trì mối quan hệ mở rộng.

Trở lại làm việc

Quay trở lại lịch làm việc bình thường là một cách để trở lại với một thói quen và lối sống bình thường. Hầu hết mọi người cần công việc của họ và bảo hiểm y tế mà nó cung cấp.

Người mắc bệnh ung thư có thể:

  • Làm việc trong quá trình điều trị
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để điều trị và trở lại làm việc khi điều trị kết thúc
  • Không thể trở lại làm việc do ảnh hưởng của bệnh ung thư hoặc điều trị

Tại nơi làm việc, bạn có thể thấy rằng:

  • Đồng nghiệp có thể muốn giúp đỡ nhưng không biết làm thế nào
  • Bạn được đối xử khác biệt hoặc không công bằng so với trước khi điều trị ung thư

Bạn có thể làm gì:

  • Nhận ra rằng khi nào và làm thế nào bạn chia sẻ chẩn đoán của mình.
  • Nếu bạn chọn nói về hành trình của mình, hãy đặt giới hạn cho những gì bạn chia sẻ.
  • Hãy suy nghĩ về những gì đồng nghiệp có thể hỏi bạn về trong và sau khi điều trị. Quyết định cách bạn muốn trả lời câu hỏi của họ.

Tài liệu tham khảo

What survivorship

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chọn lựa phương thức điều trị

(33)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Ung thư thứ phát là gì?

(25)
Người dịch: Ths Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư thứ phát là một loại ung thư mới xảy ra ở người đã bị ung thư trước đó. ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Trường học

(86)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này tập trung vào thông tin về trường học ở Mỹ. Những khó khăn ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Xét nghiệm và thủ thuật y khoa

(29)
Phần này cung cấp thông tin về xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, và những thủ thuật khác. Đồng thời mô tả những phương pháp có thể giúp trẻ thư giãn hoặc ... [xem thêm]

Hội chứng hố sau

(48)
Còn được biết như là: cân tiểu não, hội chứng câm tiểu não, hội chứng tác động nhận thức tiểu não, câm tiểu não thoáng qua, câm và rối loạn chức ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng viêm

(39)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS.CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và ... [xem thêm]

Ung thư thanh quản và hạ hầu: Các phương pháp điều trị

(14)
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư thanh quản và hạ hầu. Phần này giải ... [xem thêm]

Lời khuyên về hoạt động thể chất cho những người sống sót sau ung thư

(12)
Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất là hữu ích trong và sau quá trình điều trị ung thư. Ví dụ, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN