Chỉ số huyết áp trung bình của từng độ tuổi

(4.39) - 43 đánh giá

Huyết áp trung bình của mỗi độ tuổi không giống nhau. Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe trước các bệnh lý liên quan đến áp lực máu.

Các bệnh lý liên quan đến huyết áp luôn là mối bận tâm hàng đầu của không ít người. Vì vậy, mọi người luôn cố gắng kiểm soát sao cho giữ mức huyết áp của bản thân ở mức bình thường.

Vậy, bạn đã biết huyết áp trung bình là gì? Các chỉ số huyết áp trung bình là bao nhiêu đối với từng độ tuổi? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Huyết áp trung bình là gì?

Bạn có thể hiểu rằng chỉ số huyết áp trung bình là phạm vi giá trị của áp lực máu mà một người khỏe mạnh có được. Chỉ số huyết áp có thể dao động bởi nhiều yếu tố, ví dụ như chế độ ăn uống hay tâm lý… Tuy nhiên, thay đổi này thường không đáng kể. Nếu áp lực máu đột ngột tăng cao hoặc hạ xuống quá thấp, bạn có nguy cơ đang mắc bệnh huyết áp.

Sau khi đo huyết áp, để xác định áp lực máu của bạn có bình thường hay không, bác sĩ sẽ dựa vào hai thông số của huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bảng phân loại sau đây:

Nguồn: Healthline.com

Chỉ số huyết áp trung bình theo tuổi

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, mỗi độ tuổi đều có một mức huyết áp trung bình tương ứng. Điều này có nghĩa là theo thời gian, chỉ số huyết áp của bạn sẽ thay đổi. Do đó, việc đo huyết áp định kỳ là điều cần thiết để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Nhằm thuận lợi cho việc hiểu rõ chỉ số huyết áp trung bình của bản thân, bạn và người thân nên tham khảo danh sách dưới đây:

Trẻ sơ sinh từ 1–12 tháng

Chỉ số đo huyết áp bình thường là 75/50mmHg, giá trị cao nhất có thể đạt tới là 100/70mmHg.

Trẻ nhỏ từ 1–5 tuổi

Chỉ số huyết áp trung bình là 80/50mmHg, mức tối đa đạt được là 110/80mmHg.

Trẻ em khoảng 6–13 tuổi

Giá trị huyết áp trung bình là 85/55 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 120/80mmHg.

Trẻ trong độ tuổi 13–15

Thông số huyết áp trung bình đạt mức 95/60mmHg, giá trị cao nhất là 104/70mmHg.

Trẻ vị thành niên từ 15–19 tuổi

Chỉ số huyết áp tối thiểu là 105/73mmHg, trung bình là 117/77mmHg và tối đa là 120/81mmHg.

Thanh niên khoảng đầu 20 (20–24 tuổi)

Mức huyết áp thấp nhất, bình thường và cao nhất lần lượt là 108/75mmHg, 120/79mmHg và 132/83mmHg.

Huyết áp bình thường đối với thanh niên từ 25–29 tuổi

Các giá trị tối thiểu, trung bình và tối đa lần lượt gồm 109/76mmHg, 121/80 mmHg và 133/84 mmHg.

Người trưởng thành khoảng 30–34 tuổi

Những người này thường có chỉ số huyết áp dao động từ 110/77mmHg đến 134/85mmHg, giá trị trung bình là 122/81mmHg.

Người trưởng thành từ 35–39 tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường theo tuổi của người từ 35-39 tuổi là 111/78 – 135/86mmHg.

Trung niên trong khoảng 40–44 tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường là 125/83mmHg. Trong đó, mức tối thiểu là 112/79mmHg, tối đa 137/87mmHg.

Trung niên từ 45–49 tuổi

Giá trị trung bình, tối thiểu và tối đa lần lượt là 127/64mmHg, 115/80mmHg và 139/88mmHg.

Người cao tuổi (50–54)

Phạm vi lý tưởng của chỉ số huyết áp ở những người này là 116/81 – 142/89mmHg. Trong đó, giá trị trung bình là 129/85mmHg.

Người lớn tuổi (55–59)

Chỉ số huyết áp ở những người này thường rơi vào khoảng 118/82 – 144/90mmHg. Giá trị trung bình là 131/86mmHg.

Người từ 60 tuổi trở lên

Ở những người lớn tuổi như vậy, chỉ số huyết áp trung bình của họ là 134/87mmHg. Đồng thời, mức tối thiểu và tối đa lần lượt là 121/83mmHg và 147/91mmHg.

Phòng ngừa bệnh huyết áp

Có nhiều yếu tố làm thay đổi chỉ số huyết áp trung bình của một người. Nếu không kiểm soát tốt mức độ dao động của áp lực máu, bạn có nguy cơ đối mặt với một loạt biến chứng nguy hiểm. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh huyết áp ngay từ đầu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Trong đó, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên rèn luyện thể chất là hai yếu tố cơ bản hàng đầu.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Phòng ngừa cao huyết áp bằng cách ăn sữa chua mỗi ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là điều tiên quyết bạn cần làm. Khẩu phần ăn cần hài hòa những dưỡng chất sau:

  • Tinh bột
  • Protein (chất đạm)
  • Chất béo
  • Chất xơ
  • Vitamin và khoáng chất

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý hạn chế tiêu thụ natri (muối) để tránh giữ nước quá nhiều trong cơ thể, gây tăng huyết áp.

Bạn có thể quan tâm: Bạn có biết về chế độ ăn DASH?

Thường xuyên tập thể dục

Rèn luyện thể chất đều đặn luôn là biện pháp nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng tốt nhất. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người. Do đó, nếu bạn muốn phòng ngừa bệnh tật, chẳng hạn như bệnh huyết áp, hãy cố gắng tập thói quen tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập phù hợp nếu thể trạng bạn đặc biệt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

(77)
Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về viêm tai giữa mạn tính

(46)
Viêm tai giữa mạn tính nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, bạn vẫn có thể phòng bệnh dễ dàng. ... [xem thêm]

Các loại hóa trị liệu thường gặp dành cho bệnh nhân ung thư vú

(22)
Thuốc hóa trị liệu là những nhóm thuốc chuyên biệt với tên gọi là chất gây độc tế bào, được tạo nên để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào ... [xem thêm]

Điềm báo nào dự đoán trước đột quỵ?

(92)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bị đái tháo đường típ 2

(79)
Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bị ... [xem thêm]

12 nguyên nhân khiến bạn tập thể dục nhiều mà vẫn tăng cân

(83)
Bạn cứ mãi băn khoăn không biết tại sao mình đã kiêng khem đủ thứ, tập thể dục nhiều mà vẫn không thể giảm cân được. Liệu còn có nguyên nhân tăng cân ... [xem thêm]

Nhận biết các dấu hiệu ung thư xương bả vai

(54)
Vai là một trong những khu vực phổ biến trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi ung thư xương. Ung thư xương bả vai có thể khó chẩn đoán, do đó bác sĩ cần ... [xem thêm]

Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn nên biết

(95)
Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới và Việt Nam. Việc chữa trị khó khăn gây tổn hại nhiều đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN