Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(4.46) - 20 đánh giá

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Bệnh có thể được chẩn đoán bằng cách quan sát da và xem xét bệnh sử.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khó nhận biết hơn, bác sĩ cần phải làm một số xét nghiệm để xác định chính xác bệnh.

Xét nghiệm patch test

Xét nghiệm patch test có thể dùng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng. Xét nghiệm này giúp xác định các chất gây dị ứng qua phản ứng da, và thường mất 5–7 ngày để hoàn thành patch test.

Đối với xét nghiệm này, bác sĩ bôi trực tiếp một lượng nhỏ những chất thường gây dị ứng khác nhau lên da bệnh nhân và băng lại để tránh tiếp xúc với không khí, hoặc sử dụng các miếng nhôm nhỏ dán vào mặt da.

Trong cả hai phương pháp, băng được gỡ sau hai ngày, được bôi thuốc lại và gỡ bỏ sau 5–7 ngày. Da xuất hiện phản ứng dị ứng ở vị trí chất nào thì chất đó chính là chất gây dị ứng. Các phản ứng của da khi gặp chất dị ứng có thể bao gồm phát ban, nổi sẩn hoặc mụn nước, bóng nước. Nếu phản ứng biến mất sau khi làm sạch chất gây dị ứng, chứng tỏ kết quả xét nghiệm dương tính.

Bạn có thể mang những chất bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng đến bác sĩ để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động hỏi bác sĩ bạn nên mang gì đến khám.

Sinh thiết da

Sinh thiết da thường không để chẩn đoán viêm da tiếp xúc, mà dùng để loại trừ các bệnh còn nghi ngờ khác, như bị nhiễm nấm. Nếu viêm da tiếp xúc nặng xảy ra liên tục, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da. Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da của bạn và gửi đến một phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Nếu bạn có tổn thương, bác sĩ có thể lấy mẫu nhỏ từ vết thương hoặc một vùng khác của da. Các mẫu thường được thu thập bằng ba cách:

Cạo sinh thiết

Đây là phương pháp ít xâm lấn nhất của sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy da ở lớp ngoài cùng và không cần phải khâu lại.

Sinh thiết bằng punch

Bác sĩ sẽ lấy mẫu cỡ đầu tẩy bút chì bằng một dụng cụ rỗng và sắc gọi là punch. Sinh thiết này có thể cần khâu lại, tùy thuộc vào kích cỡ của mẫu.

Sinh thiết cắt bỏ

Loại này ít phổ biến hơn so với các loại sinh thiết khác. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổn thương và khâu các vết thương lại. Nếu các mảng cắt bỏ lớn, bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện ghép da cho bạn.

Tuy nhiên, đa số bạn sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Bác sĩ có thể xác định nhờ vào tiền sử tiếp xúc của bạn và xem xét tình trạng phát ban trên da. Các xét nghiệm này thường để chắc chắn rằng bạn không bị bệnh khác liên quan tới viêm da, hoặc để xác định chất gây dị ứng. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem xét nghiệm có cần thiết không và phương pháp nào là thích hợp nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn ở trẻ: Bệnh của những nụ hôn

(52)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

10 cách chống lại cơn đau do viêm khớp dạng thấp mãn tính

(49)
Các cơn đau viêm khớp dạng thấp kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, từ mệt mỏi đến giảm thèm ăn, cơ thể trở nên mệt mỏi. Không chỉ ... [xem thêm]

Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến giấc ngủ

(66)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có mối liên quan trực tiếp đến giấc ngủ và chứng mất ngủ. Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xảy ... [xem thêm]

Top 10 loại thực phẩm giúp trẻ hóa làn da hiệu quả

(100)
Việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm hỏng quá trình trao đổi chất của bạn, gây ... [xem thêm]

Khám phá bí quyết đạt cực khoái ở nam giới

(92)
Bạn đang chuẩn bị một đêm hẹn hò lãng mạn với cô ấy? Hãy tìm hiểu về cực khoái ở nam giới để dẫn dắt cuộc yêu cháy bỏng như ý nhé!Cảm giác ... [xem thêm]

Mẹo giúp bố mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể chính xác cho bé

(74)
Nhiều bậc cha mẹ thường kiểm tra nhiệt độ của bé bằng cách sờ lên trán, nhưng đó không được xem là cách chính xác để kiểm tra thân nhiệt bé.Ngày nay, ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên ăn quả lê trong thời gian mang thai?

(96)
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai nên bao gồm nhiều loại trái cây lành mạnh. Nhiều người trong chúng ta thích thưởng thức một miếng lê mát lạnh vào ... [xem thêm]

Quá trình chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT)

(77)
Chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT) là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu trong số các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN