Chi tiết về quá trình sinh thiết gan

(4.48) - 85 đánh giá

Sinh thiết gan là một xét nghiệm được thực hiện khi gan có vấn đề nhằm phát hiện các tế bào bất thường. Sinh thiết gan là phương pháp cho kết quả chính xác nhất để chẩn đoán bệnh gan và tình trạng bệnh của bạn.

Sinh thiết gan là gì?

Sinh thiết gan là một thủ thuật y tế trong đó một mảnh nhỏ của mô gan hoặc tế bào từ gan sẽ được cắt ra để quan sát dưới kính hiển vi.

Sinh thiết gan cho phép bác sĩ phát hiện xem có tế bào bất thường ở gan như tế bào ung thư hay không; hoặc để đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị xơ gan, viêm gan… Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phương pháp này nếu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh cho thấy gan bạn đang có vấn đề lạ.

Sinh thiết gan có tác dụng gì?

Gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm sản xuất các protein và enzyme phụ trách nhiều quá trình trao đổi chất cần thiết, loại bỏ các chất độc hại trong máu, chống nhiễm trùng và lưu trữ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.

Bác sĩ dùng kết quả của sinh thiết gan để giúp xác định bệnh về gan (ví dụ như viêm gan, ung thư gan, v.v…). Bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng về:

  • Triệu chứng về tiêu hóa;
  • Đau bụng dai dẳng;
  • Xuất hiện khối ở hạ sườn phải;
  • Các xét nghiệm cho thấy có bất thường ở gan.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm sinh thiết gan nếu các kết quả xét nghiệm gan khác của bạn đều bình thường nhưng lại phát hiện thấy khối u ở gan hoặc bạn bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sinh thiết gan để xem có phải bạn bị ung thư hay không khi các xét nghiệm hình ảnh không thể phân biệt được.

Sinh thiết gan có thể được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi một số rối loạn gan, bao gồm:

  • Bệnh gan do rượu;
  • Viêm gan tự miễn;
  • Viêm gan mạn (b hoặc c);
  • Gan ứ sắt;
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu;
  • Xơ gan ứ mật nguyên phát;
  • Bệnh Wilson (bệnh gan do di truyền).

Chuẩn bị cho tiến trình sinh thiết gan

Sinh thiết không đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:

  • Khám toàn diện;
  • Ngưng dùng bất cứ loại thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu, trong đó có thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu, và một số thực phẩm chức năng;
  • Rút máu để làm một số xét nghiệm;
  • Không uống rượu hoặc ăn trong vòng tám giờ trước khi làm thủ thuật;
  • Sắp xếp bạn bè hoặc người thân đưa bạn về nhà.

Mặc dù vết sinh thiết rất nhỏ, nhưng vẫn có vài nguy cơ bạn bị nhiễm trùng và chảy máu.

Sinh thiết gan được tiến hành như thế nào?

Có ba loại sinh thiết cơ bản, bao gồm:

  • Qua da (còn được gọi là sinh thiết kim): có nghĩa là mô gan sẽ được lấy ra bằng một cây kim, bạn sẽ được giảm đau bằng cách gây tê tại vị trí đưa kim vào;
  • Qua tĩnh mạch cảnh: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở cổ, đưa một ống nhựa vào tĩnh mạch ở cổ và luồn nó xuống đến gan để lấy mẫu mô gan. Đây là phương pháp được sử dụng cho người bị rối loạn chảy máu dưới chỗ gây tê;
  • Nội soi: bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở bụng, đưa dụng cụ vào tới gan và lấy một mảnh mô nhỏ.

Sau khi lấy các mẫu mô, bác sĩ sẽ gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Quá trình xét nghiệm có thể mất đến một vài tuần.

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ gọi cho bạn hoặc hẹn tái khám để đưa kết quả. Nhờ vào kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và cùng bạn thảo luận về mọi đề nghị kế hoạch điều trị và các bước phải làm tiếp theo.

Sinh thiết gan là một thủ thuật y tế mà trong đó một lượng nhỏ mô gan được phẫu thuật cắt bỏ để được phân tích trong phòng thí nghiệm về bệnh học. Nếu đang chuẩn bị thực hiện xét nghiệm này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 kinh nghiệm dạy con của những bà mẹ lười biếng mà bạn nên làm theo

(68)
Việc nuôi dạy những đứa trẻ đôi khi trở thành một nhiệm vụ đầy khó khăn với nhiều thách thức. Thế nên việc học hỏi kinh nghiệm dạy con từ những bà ... [xem thêm]

Cột mốc đánh dấu khả năng giao tiếp của trẻ từ 1 đến 4 tuổi

(66)
Trong cuộc sống, bé cần giao tiếp với nhiều người xung quanh. Tìm hiểu sự phát triển khả năng giao tiếp của bé từ 1 – 4 tuổi để giúp bé phát triển tốt ... [xem thêm]

Sùi mào gà kiêng quan hệ bao lâu?

(27)
Sùi mào gà không những khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại về tâm lý mà còn gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tình dục. Khi mắc bệnh ... [xem thêm]

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(20)
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da ... [xem thêm]

Bệnh nhân down có thể sống có ích nếu được chăm sóc tốt

(84)
Bệnh down có chữa được không? Câu trả lời phụ thuộc vào sự tích cực chăm sóc của người thân. Một người mắc hội chứng down vẫn có khả năng cống ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường thấy ở phái mạnh (Phần 3)

(81)
Định nghĩaUng thư vú ở nam giới là bệnh gì?Ung thư vú ở nam giới là sự phát triển bất thường của các tế bào hình thành trong mô vú. Khối u ác tính là ... [xem thêm]

Âm đạo nhỏ khó quan hệ có đúng không?

(80)
Nhiều phụ nữ cảm thấy âm đạo nhỏ thì sẽ khó khăn hơn khi bước vào cuộc yêu, thật ra “cô bé” của bạn có thể thay đổi kích thước khi gặp “cậu ... [xem thêm]

12 bài tập giúp bạn đẩy lùi cảm giác thèm ăn

(96)
Bạn đang lên kế hoạch giảm cân nhưng lại rất mau đói và khó cưỡng lại cảm giác thèm ăn? Hãy thử thực hiện những bài tập giúp bạn đẩy lùi cảm giác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN