Những ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường

(3.52) - 27 đánh giá

Nếu bạn đang bị tiểu đường, uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường là gì?

Các bệnh nhân tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến việc sử dụng rượu bia, bởi chúng chính là tác nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh. Rượu bia ảnh hưởng xấu đến gan, từ đó làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể. Rượu bia còn có thể tương tác với một số loại thuốc trị tiểu đường nhất định.

Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường, Chúng tôi mời bạn đọc tiếp.

Các ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường

1. Rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Việc uống nhiều rượu bia có thể làm cho lượng đường huyết của bạn tăng hoặc giảm bất thường. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc (như sulfonylurea và các loại meglitinide) để làm giảm đường huyết trong cơ thể. Trong quá trình dùng những thuốc này, nếu bạn uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc chứng “sốc insulin”, là những trường hợp cấp cứu trong y khoa.

2. Rượu bia làm cản trở chức năng gan

Chức năng chính của gan là để dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc cật lực để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu, làm giảm đáng kể chức năng điều chỉnh đường huyết của nó. Chính vì vậy, nếu thấy đường huyết đã hạ thấp, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia.

3. Ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường: hạ đường huyết

Sau khi uống rượu bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm đến mức 100 mg/dL, bạn hãy bắt đầu dùng một ít thức ăn để phần nào điều chỉnh lại nó.

Những lưu ý khi uống rượu bia

1. Không nên uống rượu bia khi đói

Thức ăn giúp làm giảm tỷ lệ rượu bia hấp thụ vào máu. Cho nên khi đói, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia. Thay vào đó, nếu muốn uống rượu bia, hãy uống trong bữa ăn chính hoặc ăn kèm một số thức ăn nhẹ trong khi uống.

2. Phải quan tâm đến lượng đường huyết của mình trước khi sử dụng rượu bia

Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng sản sinh ra glucose trong máu của gan. Vì vậy, để đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, bạn nên tránh uống rượu bia hoặc các loại thức uống có cồn khác.

3. Tập uống rượu bia thật chậm

Việc uống rượu bia với tốc độ vừa phải sẽ giảm đi các ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn. Tùy vào cân nặng của mỗi người và thời gian cần thiết để hấp thụ chất cồn mà tốc độ uống rượu bia của mỗi người cũng khác nhau.

Uống quá nhiều rượu bia cùng lúc có thể khiến bạn cảm thấy đờ đẫn và buồn ngủ. Đây là triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết. Khi các triệu chứng hạ đường huyết bắt đầu bộc phát, bạn cần ăn ngay một cái gì đó hoặc dùng các viên kẹo ngọt có chứa glucose để làm tăng lượng đường huyết trở lại.

4. Cần biết đâu là giới hạn của bản thân

Mỗi người có một giới hạn riêng khi uống rượu bia. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của mình và giới hạn về lượng chất cồn sẽ uống. Trong một số trường hợp, nữ giới mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu bia quá 1 lần mỗi ngày, trong khi nam giới thì không nên vượt quá 2 lần mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin mà Chúng tôi cung cấp về ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường, bạn sẽ biết cách điều chỉnh lại thói quen uống rượu bia của mình một cách hợp lý và đẩy lùi nguy cơ phát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất thính lực ở trẻ em: Phân loại và cách điều trị

(32)
Đa số các trường hợp mất thính lực ở trẻ em đều có thể phòng ngừa được. Những phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp các bé phục hồi suy giảm ... [xem thêm]

6 điều nên tránh trước khi quan hệ tình dục

(82)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Cây xô thơm: Loại thảo dược quý giúp bạn cải thiện sức khỏe

(79)
Cây xô thơm là một loại thảo dược thường được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn trên khắp thế giới. Đặc biệt, cây xô thơm mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

5 mẹo giúp bạn mua được miếng lót thấm sữa phù hợp

(94)
Khi vết ướt xuất hiện trên ngực, nó có thể thu hút sự chú ý của người khác, khiến bạn ngại và xấu hổ. Tuy nhiên, miếng lót thấm sữa sẽ hỗ trợ bạn ... [xem thêm]

Hạnh phúc là “liều thuốc bổ” đối với sức khỏe

(62)
Hạnh phúc là điều chúng ta có thể cảm nhận, nhưng thật khó để định nghĩa. Nó không đơn thuần chỉ là một loại cảm xúc mà còn là một yếu tố tinh ... [xem thêm]

6 tác dụng của rau mầm đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(85)
Rau mầm là loại rau khá bổ dưỡng, thường được nhiều bà mẹ sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon cho cả gia đình. Với trẻ nhỏ, tác dụng của rau ... [xem thêm]

Kem chống nắng cho da nhạy cảm: Lựa chọn sao cho đúng?

(37)
Thông thường, kem chống nắng có thể chứa một hoặc nhiều hoạt chất để ngăn chặn tia UV nhưng chúng cũng có thể chứa các thành phần gây kích ứng cho làn ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ đi phân nhầy

(10)
Hệ tiêu hóa của trẻ thường non yếu và bé rất dễ mắc những vấn đề sức khỏe liên quan, một trong số đó là tình trạng trẻ đi phân nhầy.Trắc nghiệm: ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN